Tổng quan về covid ( phần 1 )

0888586369
Tổng quan về covid ( phần 1 )
Ngày đăng: 18/06/2021 06:33 PM

     

    I. COVID-19 LÀ GÌ?


    Covid-19 viết tắt của cụm từ “Coronavirrus disease 2019”, là dịch bệnh do virus corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019 ở địa điểm mua bán động vật hoang dã thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc với biểu hiện là viêm đường hô hấp cấp nặng. Tác nhân gây bệnh được xác định là một chủng mới của virus Corona, được ký hiệu là 2019-nCoV (viết tắt của cụm từ “2019 Novel Coronavirus”). Coronavirus là một họ virus được tìm thấy trên cả người và động vật, nguyên nhân gây ra các bệnh từ cảm cúm thông thường đến nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Mặt khác chủng virus này hoàn toàn mới nên được cho là virus Corona vốn lưu hành ở động vật đã biến đổi (tiến hóa) thành virus gây bệnh cho người (tương tự virus Corona gây bệnh SARS lây từ cầy hương sang người, virus Corona gây bệnh MERS lây từ lạc đà sang người. Tiếp đó người hoặc những người đầu tiên nhiễm virus từ động vật lại trở thành nguồn phát tán và lây nhiễm virus sang người khác, làm cho bệnh trở thành dịch bệnh lây truyền từ người sang người.

     Dịch covid 19 được bộ y tế xếp vào nhóm A- nhóm đặc biệt nguy hiểm vì bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, phát tán rộng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tỉ lệ tử vong ban đầu được dự báo lên tới 5%, đặc biệt là trong quá trình phát triển nhân lên của vi rút ngày càng xuất hiện nhiều biến thể có tốc độ lây lan và độc lực mạnh hơn.

    Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của virus SARS-CoV-2, bao gồm các chủng phổ biến tại Châu Âu, Châu Phi, Anh và Ấn Độ, trong đó có 2 biến chủng gây quan ngại là biến chủng Ấn Độ (B.1.617.2) và biến chủng Anh (B.1.1.7). Biến chủng Ấn Độ được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm “biến chủng gây quan ngại” có khả năng lây truyền cao hơn 40-50% so với biến chủng ở Anh (B.1.1.7). Theo the Lancet và The New England Journal Medicine, biến chủng Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn, khoảng 2-4 ngày, so với các chủng trước đó có thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày. Tức là sau 2-4 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh có khả năng lây truyền sang cho người khác, đặc biệt trong các môi trường kín, thông khí kém, tập trung đông người.

     II. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN

    Qua tiếp xúc gần

    Virut được phát tán ra bên ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi mà không đeo khẩu trang làm bắn ra các giọt bắn có kích thước từ 5 micromet trở lên trong phạm vi 2 mét làm người xung quanh hít phải các giọt bắn chứa virut và nhiễm bệnh.

    Qua không khí

    Virut được phát tán ra bên ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc được chăm sóc bởi các thủ thuật y tế như hút đờm dãi hoặc khí dung tạo thành các aerosol là “giọt ẩm chứa mầm bệnh “có kích thước dưới 5 micromet lơ lửng trong không khí, các giọt ẩm này có thể được bắn ra vượt quá phạm vi 2 mét, thậm chí có trường hợp ghi nhận lên đến 10 mét.

    Qua bề mặt

    Lây nhiễm gián tiếp khi chạm vào bề mặt hoặc vật thể có vi-rút, sau đó chạm vào miệng, mũi, mắt. Hầu hết các vi rút có thể sống trong vài giờ trên bề mặt mà chúng tiếp xúc. Một nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong vài giờ trên nhiều loại bề mặt khác nhau:

    Đồng (xu, ấm trà, dụng cụ nấu ăn): 4 giờ

    Các tông (hộp vận chuyển): lên đến 24 giờ

    Nhựa (hộp đựng sữa, chai chất tẩy rửa, ghế xe buýt, nút thang máy): 2 đến 3 ngày

    Thép không gỉ (tủ lạnh, xoong nồi, bồn rửa, một số chai nước): 2 đến 3 ngày

    Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải khử trùng các bề mặt để loại bỏ vi rút.

     III. ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ NHIỄM COVID-19

    Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm COVID-19. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh nặng càng cao. Nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn nếu bạn đang có một trong những tình trạng sức khỏe như: Bệnh thận mãn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cấy ghép nội tạng, béo phì, tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn, COPD, đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư…

     IV. THỜI GIAN Ủ BỆNH-TRIỆU CHỨNG BỆNH

    Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi nhiễm virus đến khi bắt đầu có triệu chứng của bệnh. Đa phần ước tính về thời gian ủ bệnh của COVID-19 dao động từ 1 đến 14 ngày, phổ biến nhất là khoảng 5 ngày, một vài chủng mới thời gian ủ bệnh có thể đến 21 ngày.

    Các triệu chứng lâm sàng ban đầu hay gặp là sốt, ho khan, khó thở, mệt mỏi, mất khướu giác, đau cơ, đau họng, ho có đờm, nôn, tiêu chảy…Những trường hợp nặng dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), suy đa tạng, sốc nhiễm trùng và tử vong…

    Nhiều biến chứng của COVID-19 có thể do một tình trạng được gọi là hội chứng giải phóng cytokine hoặc cơn bão cytokine. Đây là khi nhiễm trùng kích hoạt toàn bộ hệ thống miễn dịch giải phóng các protein gây viêm được gọi là cytokine có thể phá hủy các mô và cơ quan của cơ thể...( tiếp theo )

    Bài viết khác

    TUYẾN GIÁP VÀ CÁC BỆNH LÝ PHỔ BIẾN LIÊN QUAN

    TUYẾN GIÁP VÀ CÁC BỆNH LÝ PHỔ BIẾN LIÊN QUAN

    Ngày đăng: 11/11/2023 11:02 AM

    Qua nhiều nghiên cứu, tỉ lệ mắc các bệnh lý tuyến giáp khoảng 30% trong số những người từ 18-65 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi và thường gặp ở phụ nữ (tỷ lệ 5 nữ/1 nam). Các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót không được chẩn đoán từ 20-60% trong tổng số người mắc bệnh. Chính từ điều này đã khiến cho việc thăm khám và điều trị trở nên khó khăn hơn, nhiều người khi phát hiện thì bệnh đã bước sang giai đoạn nặng hơn.

    COMBO THỨC KHUYA - BỎ BỮA SÁNG - CÁCH NHANH NHẤT ĐỂ ĐƯA SỨC KHỎE ĐẾN BỜ VỰC THẲM

    COMBO THỨC KHUYA - BỎ BỮA SÁNG - CÁCH NHANH NHẤT ĐỂ ĐƯA SỨC KHỎE ĐẾN BỜ VỰC THẲM

    Ngày đăng: 06/11/2023 08:45 PM

    Thức khuya và việc nhịn ăn sáng thường xuyên là hai thói quen phổ biến mà nhiều người hiện nay thường xuyên mắc phải. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi về tác hại của chúng đối với sức khỏe của bạn?

    ĂN THUẦN CHAY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ HAY KHÔNG? ĂN NHƯ THẾ NÀO CHO KHOA HỌC?

    ĂN THUẦN CHAY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ HAY KHÔNG? ĂN NHƯ THẾ NÀO CHO KHOA HỌC?

    Ngày đăng: 05/10/2023 03:22 PM

    Chế độ ăn chay được chứng minh có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, tăng cường sức khỏe tim mạch và tiêu hóa.

     VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM (TUỔI HỌC ĐƯỜNG)

    VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM (TUỔI HỌC ĐƯỜNG)

    Ngày đăng: 02/10/2023 03:52 PM

    Ai cũng có nguy cơ bị cong vẹo cột sống, tuy nhiên tuổi học đường (học sinh) lại là đối tượng dễ bị cong vẹo cột sống tấn công.

    ÁNH SÁNG XANH CHỈ MANG LẠI TÁC HẠI?

    ÁNH SÁNG XANH CHỈ MANG LẠI TÁC HẠI?

    Ngày đăng: 17/08/2023 03:47 PM

    Ánh sáng xanh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đồng hành cùng chúng ta thông qua các thiết bị điện tử và ánh sáng tự nhiên.

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI MÙA TỰU TRƯỜNG QUAY TRỞ LẠI

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI MÙA TỰU TRƯỜNG QUAY TRỞ LẠI

    Ngày đăng: 17/08/2023 09:58 AM

    Mùa tựu trường không chỉ là khoảnh khắc đánh dấu sự bắt đầu của một hành trình học tập mới mẻ, mà còn đồng nghĩa với nhiều thách thức và cơ hội cần đối mặt. Để thực sự tận dụng tối đa các khả năng phát triển của trẻ trong thời gian quan trọng này, việc cân nhắc về chế độ dinh dưỡng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

    "LIỀU THUỐC" NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI OVERTHINKING?

    "LIỀU THUỐC" NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI OVERTHINKING?

    Ngày đăng: 14/07/2023 09:49 AM

    "Overthinking" - một khía cạnh tâm lý mà chúng ta thường đối mặt, trạng thái tâm lý khiến chúng ta mất phương hướng và rơi vào vòng xoáy suy nghĩ vô tận không cần thiết.

    THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH Ở TRẺ NHỎ - HỆ LUỴ KÉO THEO

    THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH Ở TRẺ NHỎ - HỆ LUỴ KÉO THEO

    Ngày đăng: 20/06/2023 10:24 AM

    Thói quen ăn uống không lành mạnh của trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng lo ngại.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐC NHIỆT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐC NHIỆT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    Ngày đăng: 20/06/2023 08:22 AM

    Sốc nhiệt là tình trạng cơ thể bị quá nhiệt do tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao và không thể giải nhiệt đủ.

    TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

    TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

    Ngày đăng: 21/03/2023 02:31 PM

    Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm do virus họ Enterovirus gây ra. Đây là một bệnh lý phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể lây lan rất nhanh trong trường học, nhà trẻ hoặc cộng đồng.
    Liên hệ
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập chủ đề
    Vui lòng nhập nội dung

    SỨC KHỎE LÀ VÀNG

     

    Luôn nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, tạo dựng môi trường thân thiện, nuôi dưỡng nhiệt tâm để luôn bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả khách hàng

     

    Chính Sách

    - Hướng dẫn mua hàng và thanh toán

    - Chính sách bảo mật thông tin

    Thông tin liên hệ

    Văn phòng: 1416/17/19 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, TP.HCM
    ĐT: (028) 3991 6789
     Trụ sở - Nhà thuốc - CN1
    19 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 3535 1618
    Nhà thuốc - CN2
    104 Cao Thắng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8104
    Nhà thuốc - CN3
    17 Lê Thị Hồng, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8103

    Nhà thuốc - CN4
    25B Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

    ĐT: (028) 6686 8102

     

    Mạng xã hội:

    Fanpage

    DMCA.com Protection Status

    Đăng ký nhận tin

    Hãy để lại thông tin của bạn để có thể nhận thông tin sớm nhất từ chúng tôi

    Copyright © 2020 GoldenMouse. Design NiNa Co.,Ltd
    SMS
    Bản đồ
    Zalo
    Hotline