Gout - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

0888586369
Gout - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ngày đăng: 17/05/2022 09:43 AM
    GOUT

    1. BỆNH GOUT LÀ GÌ?

    Viêm khớp Gout là một dạng viêm khớp với biểu hiện gây đỏ, nóng, đau và sưng tại khớp, thường bắt đầu ở ngón chân cái hoặc chi dưới, xảy ra đột ngột, hay tái đi tái lại. Bệnh do rối loạn chuyển hoá purine làm tăng acid uric trong máu và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài dẫn đến lắng đọng các tinh thể urate ở tổ chức như bao hoạt dịch khớp, các tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận dẫn đến viêm khớp, phá hủy khớp, tổn thương thận, sỏi thận, suy thận… Tăng acid uric là nguyên nhân chính gây nên bệnh gout tuy nhiên, không phải bất cứ ai có nồng độ muối urat trong huyết thanh cao đều bị gout. Bệnh thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên (90%), nữ giới sau độ tuổi mãn kinh.

    2. YẾU TỐ NGUY CƠ HÌNH THÀNH BỆNH GOUT

    • Chế độ ăn thường xuyên với các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng, hải sản, uống nhiều rượu bia…

    • Giới tính, tuổi tác, di truyền: Nam hay xuất hiện hơn nữ, khoảng từ 30-50 tuổi

    • Suy thận và các bệnh làm giảm độ thanh lọc của cầu thận

    • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị các bệnh lý ác tính như Cylosporin, thuốc kháng lao (ethambutol, pyrazinamid), thuốc lợi tiểu như Thiazit, Acetazolamid, Furosemid, Aspirin

    • Những bệnh khác như: Béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, xơ vữa động mạch đều có mối liên quan mật thiết với gout

    3. TRIỆU CHỨNG CỦA GOUT

    trieu-chung-benh-gout

    3.1. Viêm khớp gout cấp tính

    Vị trí:  Khớp ngón bàn chân cái là chủ yếu, ngoài ra còn có khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay, thường xảy ra sau một bữa ăn có nhiều đạm, rượu, bia

    Tính chất: Xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng, xảy ra đột ngột, dữ dội kèm sưng tấy, nóng ở một khớp, thường không đối xứng. Triệu chứng viêm tại khớp tăng tối đa trong 24-48 giờ và kéo dài từ 3 -10 ngày rồi tự khỏi hoàn toàn, có thể kèm sốt cao, rét run, mệt mỏi.

    3.2. Viêm khớp gout mạn tính

    Khi các đợt viêm cấp lặp đi lặp lại sẽ tiến triển thành viêm mạn tính ở các khớp. Tổn thương có thể ở khớp đầu nhưng ở giai đoạn mạn thường gặp tổn thương thêm các khớp khác trên cơ thể như khớp bàn-ngón, khớp cổ chân, khớp gây biến dạng khớp, cứng khớp, có thể xuất hiện các hạt tophy ở sụn vành tai, quanh khớp, tổ chức dưới da.

    4. BIẾN CHỨNG CỦA GOUT

    Sự lắng đọng các tinh thể urat trong mô cạnh khớp, sụn, xương, gân, dây chằng, bao hoạt dịch… gây hủy hoại khớp, đầu xương, lâu dần, các khớp bị biến dạng, kèm theo đau và cứng khớp và nguy hiểm nhất là có thể gây tàn phế

    Tophi: Là các tinh thể màu trắng natri urat tích tụ quanh khớp, thường xuất hiện chậm nếu không được điều trị đúng cách trong một thời gian dài (khoảng 10 năm trở lên), khi đã xuất hiện thì phát triển về kích thước và số lượng khá nhanh. Bản thân nó không tự gây đau nhưng sẽ làm người bệnh khó chịu vì da bị kéo căng do hạt tophi hình thành, gây cứng khớp. Nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiễm trùng xương khớp do vỡ hạt tophi gây loét, chèn ép dây thần kinh gây đau, tê yếu, phá hủy sụn, xói mòn đầu xương.

    Tinh thể urat: lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản. Lâu ngày hình thành sỏi urat gây tắc nghẽn đài bể thận, ứ nước ứ mủ ở thận dẫn đến tình trạng nhiễm rùng đường tiết niệu, tiểu máu do sự cọ xát của sỏi, tổn thương thận dẫn đến suy thận, tăng huyết áp…

    5. CÁCH ĐIỀU TRỊ GOUT

    5.1. Mục tiêu điều trị

    - Khống chế đợt viêm khớp gout cấp

    - Dự phòng các đợt cấp bùng phát

    - Kiểm soát acid uric máu (<6mg/dl, <5mg/dl đối với gout đã xuất hiện tophy)

    - Theo dõi bảo tồn chức năng thận, tầm soát yếu tố nguy cơ tim mạch

    - Hạn chế tác dụng không mong muốn và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân

    5.2. Bệnh Gout nên ăn gì?

    Bệnh Gout nên ăn gì?

    Đây là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng với quá trình kiểm soát, điều trị và ngăn ngừa bệnh gout tái phát.

    • Cần tránh tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ (thịt bò, thịt nai), tôm, cua, cá ngừ, cá cơm, nội tạng động vật… Với thịt không nên ăn quá 150g trong vòng 24 giờ, thay vào đó sẽ cần tăng cường rau xanh, trái cây có nhiều vitamin C, cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, súp lơ, rau cần, dưa chuột, súp lơ giúp tăng đào thải acid uric đồng thời có đặc tính chống oxy hóa có tác dụng trong việc kiểm soát cơn đau và viêm do gout

    • Uống nhiều nước, khoảng từ 2 – 3 lít/ ngày. Đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng tinh thể muối urat trong đường tiết niệu

    • Tránh các yếu tố khiến các cơn gout cấp khởi phát như stress, căng thẳng, chấn thương…

    • Hạn chế các chất rượu bia, thức uống có cồn vì làm gia tăng sự tạo thành acid uric trong máu và ngăn cản thận thải acid uric

    • Giảm cân, thể dục vận động hợp lý, người béo phì thường có yếu tố nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nhiều lần so với người bình thường.

    5.3. Thuốc điều trị bệnh Gout

    Điều trị cơn gout cấp:
    Colchicin:

    Có tác dụng kháng viêm và giảm đau trong cơn gout cấp hay đợt cấp của bệnh gout mạn tính tuy nhiên có mức trị liệu hẹp nên khả năng ngộ độc cao. Không nên sử dụng liều cao vì có thể gặp tác dụng phụ tiêu chảy ngay cả ở mức liều bình thường. Nên sử dụng liều 1 mg/ngày, nhưng cần dùng càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gút). Có thể phối hợp với một số thuốc nhóm chống viêm không steroid (NSAID) để đạt hiệu quả cắt cơn gout. Trường hợp bệnh nhân chống chỉ định với NSAID thì dùng Colchicin với liều 1mg x 3 lần/ ngày trong ngày đầu tiên. Đến ngày thứ 2 dùng 1mg x 2 lần. Kể từ ngày thứ 3 trở đi thì dùng 1mg x 1 lần duy nhất.

    Khuyến cáo ngừng sử dụng colchicin và đến khám bác sĩ nếu có các biểu hiện buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, chảy máu hoặc có các vết thâm tím bất thường, đau hoặc yếu cơ, tê hoặc đau nhói dây thần kinh ở ngón tay hoặc ngón chân.

    Tiêu chảy do tác dụng phụ của colchicin có thể sử dụng thuốc kháng nhu động ruột như loperamid 2mg, 2 lần trên ngày để điều trị sau khi đã loại trừ các trương hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

    Nguy cơ ngộ độc colchicin tăng khi dùng kèm với chất ức chế cytochrom P450 3A4 (CYP3A4) các thuốc chống nấm nhóm azol (như fluconazol), thuốc chẹn kênh calci (như diltiazem, verapamil) và kháng sinh nhóm macrolid (như erythromycin). Nếu sử dụng đồng thời các thuốc trên với colchicin, cần giảm liều colchicin và theo dõi bệnh nhân để phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu ngộ độc colchicin.

    Thuốc chống viêm không steroid: (NSAID)

    Nhóm ức chế không chọn lọc: như Piroxicam, Diclofenac, Indometacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen

     Các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib)

     Chống chỉ định với các trường hợp viêm loét dạ dày tiến triển, suy thận. Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với colchicin

    Corticoid:

    Corticoid đường toàn thân được sử dụng khi không đáp ứng với hai thuốc kháng viêm ở trên hoặc chống chỉ định với nguyên tắc dùng liều cao ngắn ngày (prednisolon 20-50mg/ngày) trong 3-4 ngày, sau đó giảm dần liều

     Với trường hợp tiêm Corticoid trực tiếp vào các khớp viêm cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp và cần loại trừ trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn trước khi tiêm.

    Thuốc giảm acid uric máu:

    Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric:

    Chỉ định dùng thuốc:

    • Có nốt tophy dưới da

    • >=2 cơn gout cấp/năm

    • Có hình ảnh học tổn thương khớp liên quan do gout

    • Tăng acid uric máu kèm theo triệu chứng viêm khớp trên lâm sàng

    Allopurinol là thuốc được chỉ định phổ biến nhất. Liều lượng hằng ngày cần căn cứ vào nồng độ acid uric máu. Khởi đầu liều thấp 100mg/ ngày trong vòng 1 tuần. Sau đó có thể tăng lên đến 200-300mg sau mỗi 2 tuần để điều chỉnh mức acid uric máu về mức mục tiêu. Trong thời gian dùng thuốc cần dùng liên tục, không ngắt quãng. Nên xét nghiệm mức acid uric máu định kỳ 3 tháng một lần, cần theo dõi chức thận trong khi dùng thuốc để điều chỉnh liều phù hợp. Thuốc không nên được sử dụng trong đợt gout cấp mà nên dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyển giảm, sau khoảng 1-2 tuần dùng thuốc trong đợt cấp.

    Tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn, nôn ói, sốt, đau đầu, dị ứng, ban đỏ ở da… Hội chứng steven johnson là một trong những phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất khi dùng allopurinol với biểu hiện sốt cao, ban đỏ lan rộng, bong tróc da, bọng nước, ban xuất huyết, viêm loét hoại tử niêm mạc và loét các hốc tự nhiên. Cần chú ý theo dõi sát sao trong những ngày đầu sử dụng thuốc, thậm chí là sau 1 – 2 tuần khi dùng loại thuốc này.

    Febuxostad được sử dụng khi người bệnh gặp tác dụng phụ ngiêm trọng hoặc không đáp ứng với allopurinol với liều dùng 80mg/ngày có thể kiểm soát nồng độ acid uric máu tốt mà ít gây tác dụng phụ hơn. Cần thận trọng và theo dõi ở những bệnh nhân có tiền sử hay các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch

    Nên dự phòng các đợt gout cấp bằng NSAID liều thấp từ 3-6 tháng đầu khi bắt đầu khởi trị bằng thuốc hạ acid uric máu.

    Xét nghiệm máu cũng như chức năng thận định kỳ mỗi 3-6 tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc để hiệu chỉnh liều phù hợp đạt mức duy trì acid uric máu<6mg/dl( <5mg/dl đối với gout có tophy)

    Nhóm thuốc tăng thải acid uric:

    Điển hình là các thuốc Probenecid, Sulfinpyrazon, benbromazon. Trước khi chỉ định cần xét nghiệm acid uric niệu, chống chỉ định trong trường hợp acid uric niệu cao hơn 800mg/24h với người có chế độ ăn bình thường, cao hơn 600mg/24h ở người ăn giảm protid, sỏi thận, suy thận, có tophy,bệnh nhân trên 60 tuổi…Có thể dùng phối hợp với Allopurinol nếu đơn chất này không đáp ứng điều trị

    Nhóm tiêu hủy acid uric: Urate oxydase

    Nhóm thuốc này gồm có pegloticase và rasburicase, được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch mỗi 2 tuần hoặc mỗi 4 tuần 8mg để điều trị gút kháng trị( không đáp ứng với những thuốc điều trị nêu ở trên), gút có tophy gây huỷ hoại khớp và các biến chứng khi không đáp ứng với các trị liệu nêu trên. Các phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc bao gồm khó thở, đau ngực, bốc hoả, nặng hơn là có thể gây sốc phản vệ, tán huyết. Chống chỉ định cho người thiếu men G6PD.

    Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị Gout: Một số thực phẩm chức năng (TPCN) hỗ trợ điều trị gout như: Bonigut, Gout Tâm Bình,... nên được kết hợp trong việc điều trị bệnh gout, ngoài việc hỗ trợ giảm đau, giảm sưng tấy thì TPCN còn hỗ trợ lợi tiểu, hỗ trợ đào thải acid uric máu.

                                                                                                                                                                                                                                                                      DS Trần Thị Hoài Vy-GMP

    Bài viết khác

    CÁC CĂN BỆNH DỄ MẮC PHẢI DỊP TẾT ĐẾN - CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGÀY TẾT

    CÁC CĂN BỆNH DỄ MẮC PHẢI DỊP TẾT ĐẾN - CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGÀY TẾT

    Ngày đăng: 16/01/2024 04:46 PM

    Thời điểm năm hết, Tết đến thường xuyên có những bữa tất niên, ăn nhậu không điều độ, không đúng giờ và đây cũng là dịp dễ nạp vào cơ thể những chất có hại cho dạ dày như chua, cay, rượu...

    THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CÓ AN TOÀN HƠN THUỐC LÁ TRUYỀN THỐNG? NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ?

    THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CÓ AN TOÀN HƠN THUỐC LÁ TRUYỀN THỐNG? NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ?

    Ngày đăng: 16/01/2024 04:01 PM

    Thuốc lá điện tử rất phổ biến trong những năm trở lại đây, sản phẩm này còn có nhiều tên gọi khác như E-cigs, pod mod, vapes, là một thiết bị điện tử cầm tay sử dụng pin để làm nóng dung dịch phía trong, cho phép hít nicotin ở dạng hơi chứ không phải dạng khói...

    NHIỄM KÝ SINH TRÙNG: TÌM HIỂU VÀ PHÒNG NGỪA

    NHIỄM KÝ SINH TRÙNG: TÌM HIỂU VÀ PHÒNG NGỪA

    Ngày đăng: 04/01/2024 02:29 PM

    Nhiễm ký sinh trùng là một thách thức sức khỏe âm thầm, đặc biệt đối với những quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi mà các loại giun, sán, bọ chét, và ve thường xuyên gây hại cho sức khỏe con người.

    THÓI QUEN ĂN UỐNG CHUNG ĐỤNG VÔ TÌNH ĐƯA VI KHUẨN HP VÀO CƠ THỂ

    THÓI QUEN ĂN UỐNG CHUNG ĐỤNG VÔ TÌNH ĐƯA VI KHUẨN HP VÀO CƠ THỂ

    Ngày đăng: 04/01/2024 01:55 PM

    Trong cuộc sống hằng ngày, ít người biết đến nguy cơ tiềm ẩn từ thói quen ăn uống chung và ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày từ vi khuẩn HP.

    SẠM, NÁM, LÃO HOÁ DA, NGHIÊM TRỌNG HƠN CHÍNH LÀ UNG THƯ DA TỪ TÁC HẠI CỦA TIA UV?

    SẠM, NÁM, LÃO HOÁ DA, NGHIÊM TRỌNG HƠN CHÍNH LÀ UNG THƯ DA TỪ TÁC HẠI CỦA TIA UV?

    Ngày đăng: 12/12/2023 04:45 PM

    Làn da là yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể, thường xuyên đối mặt với mối đe dọa từ một tác nhân không mời gọi - tia UV. Ánh sáng mặt trời, mặc dù cần thiết cho sự sống, nhưng cũng là nguồn gốc của tác hại đối với làn da.

    SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI

    SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI

    Ngày đăng: 12/12/2023 02:52 PM

    Ngày nay, nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ không chỉ là vấn đề của nhóm người già mà còn đặt ra thách thức lớn đối với người trẻ.

    TUYẾN GIÁP VÀ CÁC BỆNH LÝ PHỔ BIẾN LIÊN QUAN

    TUYẾN GIÁP VÀ CÁC BỆNH LÝ PHỔ BIẾN LIÊN QUAN

    Ngày đăng: 11/11/2023 11:02 AM

    Qua nhiều nghiên cứu, tỉ lệ mắc các bệnh lý tuyến giáp khoảng 30% trong số những người từ 18-65 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi và thường gặp ở phụ nữ (tỷ lệ 5 nữ/1 nam). Các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót không được chẩn đoán từ 20-60% trong tổng số người mắc bệnh. Chính từ điều này đã khiến cho việc thăm khám và điều trị trở nên khó khăn hơn, nhiều người khi phát hiện thì bệnh đã bước sang giai đoạn nặng hơn.

    COMBO THỨC KHUYA - BỎ BỮA SÁNG - CÁCH NHANH NHẤT ĐỂ ĐƯA SỨC KHỎE ĐẾN BỜ VỰC THẲM

    COMBO THỨC KHUYA - BỎ BỮA SÁNG - CÁCH NHANH NHẤT ĐỂ ĐƯA SỨC KHỎE ĐẾN BỜ VỰC THẲM

    Ngày đăng: 06/11/2023 08:45 PM

    Thức khuya và việc nhịn ăn sáng thường xuyên là hai thói quen phổ biến mà nhiều người hiện nay thường xuyên mắc phải. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi về tác hại của chúng đối với sức khỏe của bạn?

    ĂN THUẦN CHAY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ HAY KHÔNG? ĂN NHƯ THẾ NÀO CHO KHOA HỌC?

    ĂN THUẦN CHAY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ HAY KHÔNG? ĂN NHƯ THẾ NÀO CHO KHOA HỌC?

    Ngày đăng: 05/10/2023 03:22 PM

    Chế độ ăn chay được chứng minh có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, tăng cường sức khỏe tim mạch và tiêu hóa.

     VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM (TUỔI HỌC ĐƯỜNG)

    VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM (TUỔI HỌC ĐƯỜNG)

    Ngày đăng: 02/10/2023 03:52 PM

    Ai cũng có nguy cơ bị cong vẹo cột sống, tuy nhiên tuổi học đường (học sinh) lại là đối tượng dễ bị cong vẹo cột sống tấn công.
    Liên hệ
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập chủ đề
    Vui lòng nhập nội dung

    SỨC KHỎE LÀ VÀNG

     

    Luôn nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, tạo dựng môi trường thân thiện, nuôi dưỡng nhiệt tâm để luôn bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả khách hàng

     

    Chính Sách

    - Hướng dẫn mua hàng và thanh toán

    - Chính sách bảo mật thông tin

    Thông tin liên hệ

    Văn phòng: 1416/17/19 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, TP.HCM
    ĐT: (028) 3991 6789
     Trụ sở - Nhà thuốc - CN1
    19 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 3535 1618
    Nhà thuốc - CN2
    104 Cao Thắng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8104
    Nhà thuốc - CN3
    17 Lê Thị Hồng, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8103

    Nhà thuốc - CN4
    25B Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

    ĐT: (028) 6686 8102

     

    Mạng xã hội:

    Fanpage

    DMCA.com Protection Status

    Đăng ký nhận tin

    Hãy để lại thông tin của bạn để có thể nhận thông tin sớm nhất từ chúng tôi

    Copyright © 2020 GoldenMouse. Design NiNa Co.,Ltd
    SMS
    Bản đồ
    Zalo
    Hotline