Chăm sóc sức khỏe hậu covid-19

0888586369
Chăm sóc sức khỏe hậu covid-19
Ngày đăng: 25/10/2021 01:36 PM

    I. Tình trạng “hậu covid-19” nghĩa là gì?

    Vì đây vẫn còn là vấn đề mới đang được nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn nên vẫn chưa được thống nhất và chuẩn hóa

    Theo CDC Mỹ tình trạng hậu covid-19 là những hậu quả sức khoẻ về mặt thể chất cũng như tâm thần kéo dài ≥ 4 tuần sau khi nhiễm SARS-CoV2, mốc thời gian 4 tuần chỉ là ước tính tương đối của các ảnh hưởng xảy ra sau giai đoạn nhiễm cấp tính, mốc này có thể thay đổi khi có nhiều nghiên cứu hơn về tình trạng này

    Bao gồm 2 trường hợp:

     1. Các triệu chứng kéo dài, không thể phục hồi lại thể trạng bình thường như trước đây sau đợt bệnh cấp tính.

     2. Xuất hiện các triệu chứng mới hoặc tái phát các triệu chứng sau khi đợt bệnh cấp tính đã hồi phục.

    • Khoảng 80% các bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 có ít nhất một hay nhiều triệu chứng.

    • Thường gặp ở nữ hơn nam: Tại thời điểm 12 tháng sau khi khởi bệnh, tỉ lệ nữ còn các vấn đề về phổi nhiều gấp 3 lần, vấn đề lo lắng trầm cảm nhiều gấp 2 lần nam.

    • Gặp ở cả trẻ em nhưng tần suất ít hơn: Nghiên cứu tại Anh cho thấy 12.9% trẻ 2-11 tuổi và 14.5% trẻ 12-16 tuổi vẫn còn ít nhất 1 triệu chứng kéo dài > 5 tuần sau khi bắt đầu nhiễm

    Tình trạng hậu COVID dẫn đến một loạt các hậu quả về thể chất và tâm thần (lo âu, trầm cảm, suy giảm nhận thức) gây ra những ảnh hưởng đáng kể lên sức khỏe của bệnh nhân và chất lượng cuộc sống sau này.

    II. Tình trạng như thế nào?

    Theo các dữ liệu ban đầu thì thời gian hồi phục tuỳ thuộc tình trạng bệnh nền của bệnh nhân trước đó và độ nặng của đợt bệnh cấp. Bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ hồi phục nhanh (khoảng 2 tuần), người lớn tuổi, chỉ số BMI cao, có bệnh nền và trải qua đợt cấp covid 19 nặng, có biến chứng, phải nằm viện lâu, nằm ICU thì thời gian hồi phục là 2-3 tháng hoặc lâu hơn, nhưng các dữ liệu sau cho thấy:

    • Tình trạng hậu COVID có thể xảy ra sau 1 đợt nhiễm cấp tính bất kể mức độ nặng của đợt nhiễm đó (ngay cả bệnh mức độ nhẹ hoặc không triệu chứng).

    • Tình trạng suy nhược sau COVID kéo dài vài tháng sau đợt bệnh cấp tính ngay cả ở những người trẻ có sức khoẻ tốt trước khi nhiễm covid-19.

    III. Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề “hậu covid-19”

    • Có bằng chứng cho rằng virus có thể gây tổn thương cơ quan (ví dụ xơ hóa phổi) và đưa đến rối loạn chức năng sinh lý như là tăng đông, viêm mạch.

    • Một chuỗi các yếu tố liên quan đến miễn dịch như đáp ứng miễn dịch tăng với virus, hiện tượng tự miễn sau nhiễm virus (Các tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể do nhầm lẫn gây tổn thương ở các mô bị ảnh hưởng), viêm và biến chứng tắc mạch não, phổi…

    IV. Các biểu hiện thường gặp

    Một số người trải qua đợt cấp covid 19 nặng bị ảnh hưởng đa cơ quan hoặc tình trạng tự miễn dịch trong thời gian dài hơn với các triệu chứng kéo dài vài tuần hoặc vài tháng sau khi khỏi bệnh. Tác động đa cơ quan bao gồm cả chức năng tim, phổi, thận, da và não. Trong đó các biểu hiện thường gặp nhất bao gồm:

    • Mệt mỏi, giảm thể lực, giảm khả năng gắn sức

    Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID từ 50-90%. Khoảng 52% BN vẫn còn tại thời điểm 6 tháng và 20% vẫn còn tại thời điểm 12 tháng sau khởi đầu bệnh.

    • Nhiều vấn đề về hồ hấp

    Ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắng sức, giảm khả năng vận động là triệu chứng nổi bật. Trong đó, khó thở là triệu chứng thường gặp nhất với các bệnh nhân đã trải qua đợt bệnh cấp tính nặng phải hỗ trợ thông khí với tỉ lệ lên đến 40-66%. Tình trạng ho kéo dài hầu hết có thể hồi phục trong vòng 3 tháng.

    • Di chứng tim mạch

    Các biểu hiện đau ngực, hồi hộp, mạch nhanh khi nghỉ ngơi, tăng men tim được cho là viêm cơ tim tiếp diễn từ đợt cấp, có thể kéo dài sau 2-6 tháng sau khi khỏi bệnh. Ở người trẻ, vận động thể thao nhiều ít có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch hậu COVID hơn nhóm bệnh nhân khác.

    • Di chứng tâm thần kinh

    Triệu chứng thần kinh thường gặp nhất là đau đầu (bao gồm cả đau nửa đầu), được ghi nhận ở 40-60% số bệnh nhân. Anh hưởng lên thần kinh khứu giác gây mất mùi hầu hết có thể hồi phục trong vòng 1 tháng

    Triệu chứng về suy giảm nhận thức được than phiền nhiều nhất là "brain fog" hay còn gọi “sương mù não” với biểu hiện lú lẫn, hay quên, tư duy chậm chạp, giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ.

    Những di chứng trên thần kinh có thể nặng nề hơn nếu bệnh nhân trải qua cơn đột quỵ nhồi máu não trong đợt cấp.

    • Rối loạn tâm lý

    Rối loạn giấc ngủ, lo âu và trầm cảm được báo cáo nhiều nhất. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do tác động tiêu cực của đại dịch như: mất người thân, bị cô lập, cách ly xã hội, mất việc, gánh nặng về tài chính, ảnh hưởng tinh thần sau khi được chăm sóc ở ICU.

    V. Biện pháp hồi phục

    Cho đến nay vẫn chưa có điều trị đặc hiệu cho tình trạng này, mục tiêu chủ yếu điều trị triệu chứng và nâng đỡ phục hồi.

    Mệt mỏi, giảm thể lực, giảm khả năng gắn sức

    • Tập vật lý trị liệu, vận động với cường độ tăng dần theo thời gian, tránh các hoạt động quá sức.

    • Dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều trái cây, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, bổ sung nhiều hơn so với trước để giúp cơ thể có đủ dưỡng chất phục hồi nhanh.

    • Ngủ đủ giấc, tập thói quen lành lạnh để có một giấc ngủ ngon như hạn chế cầm điện thoại, vận động nhiều hay ăn quá no, uống nhiều nước trước khi đi ngủ

    Khó thở

    • Cải thiện chậm, có thể kéo dài (6-12 tháng), đặc biệt ở những BN bị tổn thương phổi nặng hơn ở đợt bệnh cấp

    • Tối ưu thuốc điều trị bệnh nền về tim phổi.

    • Theo dõi độ bão hòa oxy máu ngoại vi (spo2 > 95%).

    • Nhẹ, không cần thở oxi, khó thở không do tim: Tham khảo các bài tập thở, phục hồi chức năng phổi, duy trì tư thế tối ưu để giảm khó thở (nằm nghiêng, gối hơi cao, ngồi hơi nghiêng người về phía trước…).

    • Bài tập hỗ trợ thở: Thở cơ hoành

    1. B1: Ngồi tư thế và vị trí thoải mái

    2. B2: Đặt một tay lên ngực và một tay lên bụng

    3. B3: Nhắm mắt lại, tập trung vào hơi thở

    4. B4: Từ từ hít vào bằng mũi và từ từ thở ra bằng miệng

    5. Khi thở bạn sẽ cảm thấy bàn tay trên bụng nhô cao hơn so với bàn tay trên ngực

    Ho khan

    • Thường ho khan hơn ho đàm

    • Trị triệu chứng: siro ho từ dược liệu, dextromethophan, guaifenesin…

    • Giải quyết các bệnh nền góp phần gây ho như trào ngược dạ dày thực quản, hen.

    • Uống nhiều nước từng chút một, giữ cổ họng luôn ẩm

    • Xông sát khuẩn mũi họng.

    • Tư thế nằm nghiêng một bên có thể giúp dễ thở và dẫn lưu đàm tốt hơn.

    Lo âu, căng thẳng

    • Cần tiếp xúc, nói chuyện động viên người bệnh, tham gia sinh hoạt cùng với gia đình, tránh các thông tin tiêu cực liên quan đến đại dịch, xem các chường trình truyền hình liên quan đến chủ đề yêu thích.

    VI. Dấu hiệu cần đi khám bác sĩ

    Theo dõi triệu chứng thường xuyên và cần báo BS để xử trí cấp cứu ngay khi có 1 trong các triệu chứng sau:

    Khó thở trầm trọng hơn

    + Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, không cải thiện với các bài tập thở.

    + Khó thở khi hoạt động nhẹ, không cải thiện với các tư thế hỗ trợ.

    SpO2 < 95%

    Sốt mới xuất hiện hoặc bị sốt lại

    Đau ngực tăng dần

    Khả năng chú ý, trí nhớ, suy nghĩ hoặc tình trạng mệt mỏi không được cải thiện, rất khó thực hiện các hoạt động thường ngày

    Đối với những bệnh nhân khó thở kéo dài trên 12 tuần sau nhiễm trùng cần được thăm khám và chụp Xquang, CT vùng ngực để loại trừ các tổn thương thực thể ở phổi, thăm dò chức năng hô hấp.

    Trong vòng 1 năm sau đợt nhiễm cấp tính, hầu hết những bệnh nhân sống sót sẽ hồi phục tốt dần dần theo thời gian, có thể hòa nhập lại với cuộc sống nhưng sức khỏe vẫn yếu hơn so với dân số chung, tuy nhiên vẫn có một số BN không thể phục hồi hoàn toàn sau 1 năm, cần thêm rất nhiều thời gian để có thể đạt được trạng thái sức khỏe như ban đầu. Tổn thương phổi lan toả và bất thường trên phim CTscan vẫn còn thường gặp tại thời điểm 12 tháng ở những BN đã trải qua đợt bệnh cấp nặng phải nhập ICU

    Các nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ 30% tái nhập viện trong vòng 6 tháng sau xuất viện do suy hô hấp, viêm phổi, suy tim, huyết khối, các yếu tố tâm thần, nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi chặt chẽ trong những tháng đầu sau khi xuất viện

                                                                                                                                                                                               Dược sỹ Trần Thị Hoài Vy - GMP

    Bài viết khác

    TUYẾN GIÁP VÀ CÁC BỆNH LÝ PHỔ BIẾN LIÊN QUAN

    TUYẾN GIÁP VÀ CÁC BỆNH LÝ PHỔ BIẾN LIÊN QUAN

    Ngày đăng: 11/11/2023 11:02 AM

    Qua nhiều nghiên cứu, tỉ lệ mắc các bệnh lý tuyến giáp khoảng 30% trong số những người từ 18-65 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi và thường gặp ở phụ nữ (tỷ lệ 5 nữ/1 nam). Các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót không được chẩn đoán từ 20-60% trong tổng số người mắc bệnh. Chính từ điều này đã khiến cho việc thăm khám và điều trị trở nên khó khăn hơn, nhiều người khi phát hiện thì bệnh đã bước sang giai đoạn nặng hơn.

    COMBO THỨC KHUYA - BỎ BỮA SÁNG - CÁCH NHANH NHẤT ĐỂ ĐƯA SỨC KHỎE ĐẾN BỜ VỰC THẲM

    COMBO THỨC KHUYA - BỎ BỮA SÁNG - CÁCH NHANH NHẤT ĐỂ ĐƯA SỨC KHỎE ĐẾN BỜ VỰC THẲM

    Ngày đăng: 06/11/2023 08:45 PM

    Thức khuya và việc nhịn ăn sáng thường xuyên là hai thói quen phổ biến mà nhiều người hiện nay thường xuyên mắc phải. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi về tác hại của chúng đối với sức khỏe của bạn?

    ĂN THUẦN CHAY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ HAY KHÔNG? ĂN NHƯ THẾ NÀO CHO KHOA HỌC?

    ĂN THUẦN CHAY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ HAY KHÔNG? ĂN NHƯ THẾ NÀO CHO KHOA HỌC?

    Ngày đăng: 05/10/2023 03:22 PM

    Chế độ ăn chay được chứng minh có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, tăng cường sức khỏe tim mạch và tiêu hóa.

     VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM (TUỔI HỌC ĐƯỜNG)

    VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM (TUỔI HỌC ĐƯỜNG)

    Ngày đăng: 02/10/2023 03:52 PM

    Ai cũng có nguy cơ bị cong vẹo cột sống, tuy nhiên tuổi học đường (học sinh) lại là đối tượng dễ bị cong vẹo cột sống tấn công.

    ÁNH SÁNG XANH CHỈ MANG LẠI TÁC HẠI?

    ÁNH SÁNG XANH CHỈ MANG LẠI TÁC HẠI?

    Ngày đăng: 17/08/2023 03:47 PM

    Ánh sáng xanh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đồng hành cùng chúng ta thông qua các thiết bị điện tử và ánh sáng tự nhiên.

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI MÙA TỰU TRƯỜNG QUAY TRỞ LẠI

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI MÙA TỰU TRƯỜNG QUAY TRỞ LẠI

    Ngày đăng: 17/08/2023 09:58 AM

    Mùa tựu trường không chỉ là khoảnh khắc đánh dấu sự bắt đầu của một hành trình học tập mới mẻ, mà còn đồng nghĩa với nhiều thách thức và cơ hội cần đối mặt. Để thực sự tận dụng tối đa các khả năng phát triển của trẻ trong thời gian quan trọng này, việc cân nhắc về chế độ dinh dưỡng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

    "LIỀU THUỐC" NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI OVERTHINKING?

    "LIỀU THUỐC" NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI OVERTHINKING?

    Ngày đăng: 14/07/2023 09:49 AM

    "Overthinking" - một khía cạnh tâm lý mà chúng ta thường đối mặt, trạng thái tâm lý khiến chúng ta mất phương hướng và rơi vào vòng xoáy suy nghĩ vô tận không cần thiết.

    THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH Ở TRẺ NHỎ - HỆ LUỴ KÉO THEO

    THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH Ở TRẺ NHỎ - HỆ LUỴ KÉO THEO

    Ngày đăng: 20/06/2023 10:24 AM

    Thói quen ăn uống không lành mạnh của trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng lo ngại.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐC NHIỆT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐC NHIỆT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    Ngày đăng: 20/06/2023 08:22 AM

    Sốc nhiệt là tình trạng cơ thể bị quá nhiệt do tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao và không thể giải nhiệt đủ.

    TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

    TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

    Ngày đăng: 21/03/2023 02:31 PM

    Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm do virus họ Enterovirus gây ra. Đây là một bệnh lý phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể lây lan rất nhanh trong trường học, nhà trẻ hoặc cộng đồng.
    Liên hệ
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập chủ đề
    Vui lòng nhập nội dung

    SỨC KHỎE LÀ VÀNG

     

    Luôn nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, tạo dựng môi trường thân thiện, nuôi dưỡng nhiệt tâm để luôn bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả khách hàng

     

    Chính Sách

    - Hướng dẫn mua hàng và thanh toán

    - Chính sách bảo mật thông tin

    Thông tin liên hệ

    Văn phòng: 1416/17/19 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, TP.HCM
    ĐT: (028) 3991 6789
     Trụ sở - Nhà thuốc - CN1
    19 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 3535 1618
    Nhà thuốc - CN2
    104 Cao Thắng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8104
    Nhà thuốc - CN3
    17 Lê Thị Hồng, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8103

    Nhà thuốc - CN4
    25B Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

    ĐT: (028) 6686 8102

     

    Mạng xã hội:

    Fanpage

    DMCA.com Protection Status

    Đăng ký nhận tin

    Hãy để lại thông tin của bạn để có thể nhận thông tin sớm nhất từ chúng tôi

    Copyright © 2020 GoldenMouse. Design NiNa Co.,Ltd
    SMS
    Bản đồ
    Zalo
    Hotline