Viêm da cơ địa - Nguyên nhân, thuốc điều trị, cách phòng ngừa

0888586369
Viêm da cơ địa - Nguyên nhân, thuốc điều trị, cách phòng ngừa
Ngày đăng: 02/01/2022 01:43 PM

    1. Viêm da cơ địa là gì ?

     

    Nguyên nhân và cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

     

    Viêm da cơ địa thường được gọi là eczema hay chàm cơ địa là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường bắt gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và giảm đáng kể ở tuổi trưởng thành, nhưng một số trường hợp có thể kéo dài đến suốt đời, tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng. Cơ chế bệnh sinh liên quan đến tính di truyền, cơ chế miễn dịch, rối loạn chức năng hàng rào thượng bì và yếu tố môi trường.

    2. Nguyên nhân gây nên viêm da cơ địa

    Nguyên nhân gây viêm da cơ địa là kết quả của sự tương tác nhiều yếu tố, trong đó:

    Môi trường 

    Đóng vai trò khởi phát, có thể đến như:

    1. Ô nhiễm môi trường: bụi bặm, nấm mốc, thời tiết khô hanh…

    2. Thực phẩm dị ứng: Sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì…

    3. Các sản phẩm bôi tại chỗ như mỹ phẩm, nước hoa…

    Di truyền - rối loạn miễn dịch

    Viêm da cơ địa thường xảy ra ở bệnh nhân có đột biến gen fillagrin là gen mã hóa cho các protein cấu trúc của biểu bì và protein có chức năng miễn dịch. Bệnh có tính chất gia đình rõ rệt, 73% trẻ em bị VDCĐ có tiền sử gia đình bị VDCĐ. Bệnh thường kết hợp với các bệnh lý cơ địa khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng

    Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da: 

    Vùng da của bệnh nhân bị viêm da cơ địa cho thấy có sự giảm ceramid cũng như các peptide kháng khuẩn nội sinh, thiếu lipid gian bào, tăng men tiêu protein nội sinh dẫn đến da khô, mất nước, phá vỡ tính toàn vẹn cả hàng rào bảo vệ da, tăng sự xâm nhập của các chất gây kích ứng từ môi trường và dị ứng, các vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng da

    3. Triệu chứng thường gặp của viêm da cơ địa

    Bệnh thường tái phát theo chu kỳ, hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh, thường là 3 tháng tuổi. Ngứa dữ dội đặc điểm chính. Ngứa-gãi-ban đỏ tạo thành vòng xoắn bệnh lý, đi kèm với các tổn thương có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn vi rút, ngứa nặng hơn khi phơi nhiễm chất gây dị ứng, không khí khô, đổ mồ hôi, quần áo len và căng thẳng cảm xúc.

    Ở giai đoạn cấp tính: Biểu hiện là đám da khô, sẩn đỏ ranh giới không rõ ràng, da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết, đôi khi có mụn nước. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, khi bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. 

    Ở giai đoạn bán cấp: Triệu chứng nhẹ hơn dưới dạng hồng ban, tróc vảy, đóng mài

    Ở giai đoạn mạn tính: Trầy xước và chà xát tạo ra những tổn thương khô, dày sần, lichen hóa trên da.
    Phân bố tổn thương phụ thuộc vào tuổi. Ở trẻ sơ sinh, tổn thương đặc trưng xảy ra ở mặt, da đầu, cổ, và mặt duỗi của các chi. Ở trẻ lớn hơn và người lớn, các tổn thương xảy ra trên các mặt gấp như khuỷu tay, khoeo chân.

    4. Biến chứng

    Nhiễm khuẩn thứ phát, đặc biệt là nhiễm khuẩn tụ cầu vàng và liên cầu như viêm mô bào là phổ biến, có thể phát triển thành viêm da bong vảy. 

    Eczema herpeticum (còn gọi là phản ứng dạng thủy đậu Kaposi) là một nhiễm trùng herpes simplex lan tỏa xảy ra ở bệnh nhân viêm da cơ địa. Tổn thương là các mụn nước nổi lên ở các vùng da bị viêm, có thể xuất hiện ở vùng da thường đi kèm với sốt cao và nổi hạch. Có thể ảnh hưởng tới mắt, gây tổn thương giác mạc.
    Nhiễm nấm da 

    5. Điều trị viêm da cơ địa

    Nguyên tắc điều trị cơ bản của viêm da cơ địa bao gồm: Sử dụng thuốc để làm giảm phản ứng viêm, giảm ngứa cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng trong đợt cấp và duy trì dưỡng ẩm, chăm sóc bảo vệ da để giảm mức độ và tần số các đợt bùng phát

    Điều trị không dùng thuốc

    Ở người bị VDCĐ, da thiếu lipid tại lớp sừng (đặc biệt là ceramide) và yếu tố giữ ẩm tự nhiên (các axit amin hút ẩm), do vậy cần dùng thuốc dưỡng da để duy trì độ ẩm. Dưỡng ẩm cho da ít nhất hai lần một ngày bằng các sản phẩm phù hợp với cơ địa người bệnh, vị trí tổn thương cũng như mức độ khô da. Các loại kem đặc có hàm lượng nước thấp ( thuốc mỡ) thường được sử dụng nhiều hơn, vì chúng ngăn mất nước tốt hơn so với dạng dung dịch

    - Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông thú, xà phòng, bụi chất tẩy rửa, bụi, phấn hoa… 

    - Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ < 36°C. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có tính chất tẩy rửa cao. Dùng thuốc dưỡng ẩm ngay sau khi lau khô người.

    - Người bệnh tránh chà xát da, không gãi khi ngứa.

    Điều trị bằng thuốc

    Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc giúp giảm các triệu chứng và dự phòng tái phát bệnh.

    - Thuốc điều hoà miễn dịch tại chỗ: Thuốc bôi có tác dụng điều chỉnh đáp ứng miễn dịch cục bộ ở da, từ đó làm giảm viêm và ngứa da. Thuốc điều trị viêm da cơ địa được chia thành hai loại chính gồm Steroid và không steroid.

    Steroid dạng bôi là thuốc được dùng nhiều nhất trong điều trị viêm da cơ địa từ loại có hoạt tính yếu như hydrocortisone dạng thuốc mỡ) dùng cho trẻ nhỏ hoặc bệnh nhân mức độ nhẹ. Steroid bôi tại chỗ nên được bôi 2 lần mỗi ngày, kèm với các chất dưỡng ẩm đi kèm( thoa corticoid trước và sau đó phủ lớp dưỡng ẩm bên ngoài.

    Đối với bệnh nhân viêm da cơ địa mức độ trung bình, nên dùng steroid có hoạt tính mạnh hơn (ví dụ, fluocinolone 0,025%; triamcinolone 0,1%; betamethasone dipropionate 0,05%). Đặc biệt, những bệnh nhân nặng, cấp tính, có thể sử dụng steroid hoạt tính rất mạnh trong tối đa hai tuần. Sau đó thay dần bằng loại có hoạt tính yếu hơn cho đến khi tổn thương đã lành. Da mặt và các nếp gấp khuỷu là những vùng có nguy cơ cao bị teo da khi dùng steroid. Vì vậy, nên điều trị ban đầu ở những khu vực này bằng steroid hoạt tính yếu, khi bôi cần bôi lớp thật mỏng.

    Đối với những bệnh nhân viêm da cơ địa mãn tính với vùng da dày sần, liken hóa thì có thể phối hợp thêm acid salycilic để làm giảm lớp sừng bên ngoài, tạo điều kiện để corticoid tác động tốt hơn

    + Thuốc ức chế calcineutrine tại chỗ (TCI) là chất điều hòa miễn dịch không steroid như tacrolimus được sử dụng khi không đáp ứng với corticoid hoặc ở những bệnh nhân sẽ gặp nhiều tác dụng phụ bất lợi nếu sử dụng corticoid, có thể thay thế corticoid để thoa ở những vùng da mỏng ở mặt, mắt, hậu môn, sinh dục…chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi. 
    Tacrolimus  0,1% thích hợp cho người lớn (> 15 tuổi), còn loại Tacrolimus 0,03% dùng cho trẻ em hoặc người lớn không dung nạp với loại 0,1%. Sau khi điều trị giai đoạn cấp tính bằng corticoid bôi, nên sử dụng TCI trong thời gian từ 2 đến 4 tuần để ngừa tái phát
    Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại thuốc uống toàn thân khác như kháng sinh để điều trị  nhiễm khuẩn trong trường hợp bội nhiễm, kháng histamin H1 để giảm ngứa. Corticoid đường uống có thể được sử dụng trong tình trạng nặng, lặp đi lặp lại không đáp ứng với dạng thuốc bôi, cần dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất (< 1 tuần). Có thể dùng quang trị liệu như UVA, UVB cho bệnh nhân mức độ trung bình đến nặng.

    6. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa

    - Thuốc steroid rất có hiệu quả đối với viêm da cơ địa nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài như teo da, giãn mạch, nổi mụn, rạn da... Do vậy, cần có chỉ định, hướng dẫn từ bác sỹ, dược sỹ, không tự ý sử dụng cũng như tăng liều, khi bôi cần bôi lớp mỏng, không tự ý dùng khăn hay vải đắp kín vùng da tổn thương nếu không có chỉ định. Giam số lần thoa lại và dừng thuốc sau khi tổn thương đã lành.

    - Thuốc ức chế calcineutrine tại chỗ (TCI) là lựa chọn thay thế cho steroid trong những trường hợp sau: Viêm da cơ địa kháng điều trị với steroid, tổn thương ở những vùng da nhạy cảm (mặt, hậu môn, sinh dục, nếp gấp), bệnh nhân có tiền sử bôi steroid lâu dài liên tục hoặc đã có những tác dụng phụ như teo da. 

    - Tránh các yếu tố khởi phát như giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông gia súc, gia cầm, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress, nên mặc đồ vải cotton. Giữ độ ẩm không khí trong phòng.

    - Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích.

    - Bôi thuốc làm ẩm da hàng ngày nhất là về mùa đông, ngày 2-3 lần.

    - Ăn kiêng chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh nhân nặng, trẻ nhỏ, khi đã xác định rõ loại thức ăn gây dị ứng, không nên áp dụng một cách máy móc sẽ làm cho bé mất cân bằng dinh dưỡng.

    - Bên cạnh đó việc bổ sung các sản phẩm từ dược mỹ phẩm có nguồn gốc  thiên nhiên từ yến mạch như A-adermalibour có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn để hỗ trợ điều trị trong những trường hợp viêm da mức độ nhẹ và A-derma exomega dùng duy trì mỗi ngày để cấp ẩm, tái tạo hàng rào bảo vệ da, hạn chế các đợt cấp viêm da cũng như hạn chế được các tác dụng phụ bất lợi của corticoid nếu sử dùng trong thời gian dài và với các vùng da nhạy cảm, da của trẻ sơ sinh

    Kem dưỡng ẩm A-Derma Exomega Emollient Cream 200ml | Shopee Việt Nam

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    Dược sỹ Trần Thị Hoài Vy-GMP

    Bài viết khác

    ÁNH SÁNG XANH CHỈ MANG LẠI TÁC HẠI?

    ÁNH SÁNG XANH CHỈ MANG LẠI TÁC HẠI?

    Ngày đăng: 17/08/2023 03:47 PM

    Ánh sáng xanh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đồng hành cùng chúng ta thông qua các thiết bị điện tử và ánh sáng tự nhiên.

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI MÙA TỰU TRƯỜNG QUAY TRỞ LẠI

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI MÙA TỰU TRƯỜNG QUAY TRỞ LẠI

    Ngày đăng: 17/08/2023 09:58 AM

    Mùa tựu trường không chỉ là khoảnh khắc đánh dấu sự bắt đầu của một hành trình học tập mới mẻ, mà còn đồng nghĩa với nhiều thách thức và cơ hội cần đối mặt. Để thực sự tận dụng tối đa các khả năng phát triển của trẻ trong thời gian quan trọng này, việc cân nhắc về chế độ dinh dưỡng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

    "LIỀU THUỐC" NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI OVERTHINKING?

    "LIỀU THUỐC" NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI OVERTHINKING?

    Ngày đăng: 14/07/2023 09:49 AM

    "Overthinking" - một khía cạnh tâm lý mà chúng ta thường đối mặt, trạng thái tâm lý khiến chúng ta mất phương hướng và rơi vào vòng xoáy suy nghĩ vô tận không cần thiết.

    THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH Ở TRẺ NHỎ - HỆ LUỴ KÉO THEO

    THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH Ở TRẺ NHỎ - HỆ LUỴ KÉO THEO

    Ngày đăng: 20/06/2023 10:24 AM

    Thói quen ăn uống không lành mạnh của trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng lo ngại.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐC NHIỆT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐC NHIỆT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    Ngày đăng: 20/06/2023 08:22 AM

    Sốc nhiệt là tình trạng cơ thể bị quá nhiệt do tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao và không thể giải nhiệt đủ.

    TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

    TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

    Ngày đăng: 21/03/2023 02:31 PM

    Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm do virus họ Enterovirus gây ra. Đây là một bệnh lý phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể lây lan rất nhanh trong trường học, nhà trẻ hoặc cộng đồng.

    THÓI QUEN THỨC KHUYA VÀ TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG

    THÓI QUEN THỨC KHUYA VÀ TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG

    Ngày đăng: 21/03/2023 01:27 PM

    Thói quen thức khuya đã không còn xa lạ với mọi người đặc biệt là những người trẻ trong xã hội hiện đại như ngày nay.

    CÁC CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA DÂN VĂN PHÒNG - DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

    CÁC CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA DÂN VĂN PHÒNG - DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

    Ngày đăng: 24/02/2023 04:50 PM

    Cùng Golden Mouse tìm hiểu các căn bệnh thường gặp phải ở giới văn phòng, dấu hiệu và cách phòng ngừa

    ADENOVIRUS - Nguyên nhân, thời gian ủ bệnh, phương thức lây truyền, cách phòng ngừa và điều trị

    ADENOVIRUS - Nguyên nhân, thời gian ủ bệnh, phương thức lây truyền, cách phòng ngừa và điều trị

    Ngày đăng: 25/11/2022 10:24 AM

    Bệnh do virus Adeno là một bệnh virus cấp tính và thường bị nhiễm ở đường hô hấp. Hội chứng lâm sàng của bệnh do virus Adeno rất đa dạng, trong đó nếu bị nhiễm ở đường hô hấp trên thì triệu chứng nổi trội là viêm mũi. Còn nhiễm virus ở ở đường hô hấp dưới thì có thể là viêm phế quản nhỏ và viêm phổi.

    SỐT XUẤT HUYẾT - Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị đúng cách

    SỐT XUẤT HUYẾT - Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị đúng cách

    Ngày đăng: 03/10/2022 09:46 AM

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.
    Liên hệ
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập chủ đề
    Vui lòng nhập nội dung

    SỨC KHỎE LÀ VÀNG

     

    Luôn nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, tạo dựng môi trường thân thiện, nuôi dưỡng nhiệt tâm để luôn bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả khách hàng

     

    Chính Sách

    - Hướng dẫn mua hàng và thanh toán

    - Chính sách bảo mật thông tin

    Thông tin liên hệ

    Văn phòng: 1416/17/19 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, TP.HCM
    ĐT: (028) 3991 6789
     Trụ sở - Nhà thuốc - CN1
    19 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 3535 1618
    Nhà thuốc - CN2
    104 Cao Thắng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8104
    Nhà thuốc - CN3
    17 Lê Thị Hồng, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8103

    Nhà thuốc - CN4
    25B Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

    ĐT: (028) 6686 8102

     

    Mạng xã hội:

    Fanpage

    DMCA.com Protection Status

    Đăng ký nhận tin

    Hãy để lại thông tin của bạn để có thể nhận thông tin sớm nhất từ chúng tôi

    Copyright © 2020 GoldenMouse. Design NiNa Co.,Ltd
    SMS
    Bản đồ
    Zalo
    Hotline