Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc F0 tại nhà

0888586369
Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc F0 tại nhà
Ngày đăng: 05/08/2021 04:11 PM

    Trước tình hình dịch ngày càng diễn biến phức tạp với số ca nhiễm tăng lên mỗi ngày, để giảm tải gánh nặng về y tế cũng như đảm bảo chăm sóc sức khỏe của người bệnh, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã ban hành “Hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi sức khỏe đối với người mắc Covid-19 tại nhà”.

     

    I. TẠI SAO NÊN CÁCH LY F0 TẠI NHÀ?

       Nhằm tránh tình trạng quá tải người mắc COVID-19 (F0) tại các cơ sở khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị và tạo tâm lý thoải mái cho F0 mau hồi phục sức khỏe, Sở Y tế vừa ban hành “Hướng dẫn triển khai"

     

    II. TRƯỜNG HỢP F0 NÀO CẦN CÁCH LY TẠI NHÀ?

    Theo đó, sẽ có 2 trường hợp F0 được chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà.

       +Trường hợp 1 là những F0 không triệu chứng lâm sàng đang chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế đủ điều kiện xuất viện vào ngày thứ 07 được tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp tục.

       +Trường hợp 2 là những F0 mới được phát hiện tại cộng đồng, không triệu chứng lâm sàng, không yếu tố nguy cơ (không có bệnh nền hoặc có bệnh nền đã điều trị ổn định, không béo phì) thì được cách ly tại nhà trong 14 ngày.

       Trên thực tế, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất chăm sóc y tế đang thiếu hụt trầm trọng, việc người bệnh có thể chăm sóc tại nhà là điều vô cùng hữu ích cho cá nhân người bệnh và cho cộng đồng.

     

    III. CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ KHI CÁCH LY TẠI NHÀ?

         Về điều kiện cách ly tại nhà, Sở Y tế hướng dẫn phải có phòng riêng dành cho người mắc COVID-19, có cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng, có số điện thoại riêng, có sẵn số điện thoại của cơ sở y tế, số điện thoại của tổ phản ứng nhanh quận, huyện để liên hệ khi cần thiết.

        Song song với đó, cần có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng cách ly để nhận thức ăn và các vật dụng cá nhân cần thiết, có thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm.

        Có sẵn dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%), khẩu trang y tế, nhiệt kế; có một số loại thuốc thiết yếu gồm thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng như các loại vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền.

     

    IV. CÁCH CHĂM SÓC, THEO DÕI NGƯỜI BỆNH NHƯ THẾ NÀO

        Sở Y tế cũng đưa ra những hướng dẫn dành cho người mắc COVID-19 khi cách ly tại nhà. Cụ thể, người mắc COVID-19 cần mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân.

       1. Thay khẩu trang hai lần một ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang. Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo ...

       2. Đo thân nhiệt tối thiểu hai lần mỗi ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 1 lần qua ứng dụng "Khai báo y tế điện tử".

    Cùng với đó, thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc cụ thể 3-4 lần 1 ngày:

    • Xịt sát trùng mũi;
    • Súc họng bằng thuốc hoặc nước muối sinh lý;
    • Tập thể dục tại chỗ, tập thở 15 phút (hít chậm sâu 6 giây và thở từ từ, thở hết khí 6 giây);
    • Ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc;
    • Bổ sung Vitamin, vi lượng, thành phần tăng đề kháng theo liều lượng Nhân viên y tế hướng dẫn;
    • Uống nước nhiều giữ ẩm đường hô hấp trên.

    Khi xuất hiện các triệu chứng: Sốt, đau họng, buồn nôn, tiêu chảy…sử dụng thuốc theo hướng dẫn của Nhân viên y tế.

       3. Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau tùy theo cân nặng:

    • Người lớn: Paracetamol 500m/lần, chỉ uống khi sốt hoặc đau đầu, đau cơ, giữa các viên được lặp lại cách nhau ít nhất 4 tiếng, một ngày tối đa 4 viên.
    • Trẻ em: 10-15mg/kg/ lần, giữa các lần cách nhau tối thiểu 6 tiếng, không vượt quá 60mg/kg/ngày.

    “Tylenol”, “Efferalgan” là những biệt dược chứa thành phần là paracetamol như đã nêu như trên, và thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, hoàn toàn không có tác dụng điều trị như một số nguồn tin đồn thổi trên mạng, việc sử dụng liều cao trong thời gian dài dễ dấn đến nguy cơ ngộ độc tổn thương gan cấp có thể dẫn đến tử vong.

       4. Sử dụng oresol để bù nước và điện giải nếu tiêu chảy, nôn, sốt. Khi xuất hiện triệu chứng đau họng, ho thì sử dụng thuốc giảm đau, thuốc ho từ dược liệu đặc biệt là mật ong pha với chanh, gừng có thể giảm ho, sát khuẩn hô hấp khá hiệu quả, súc miệng, khò họng với nước muối đẳng trương NaCl 0.9%, không sử dụng nước muối ưu trương với suy nghĩ sẽ tăng tác dụng diệt khuẩn vì nồng độ cao sẽ gây tổn thương thêm tế bào niêm mạc mũi họng, dễ gây loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm tấn công đường hô hấp.

    ***Hiện nay xuất hiện nhiều toa thuốc tự ý mua “dexmamethason” hoặc "medrol 16" và “xarelto (rivaroxaban) vì đây là 2 thuốc nằm trong phác đồ điều trị nhiễm covid-19 của Bộ Y tế. Dexamethason là một corticoid có tác dụng trong việc làm giảm cơn bão cytokin-Khi cơ thể kích hoạt toàn bộ hệ thống miễn dịch đáp ứng quá mức với tác nhân gây nhiễm trùng làm tổn thương tim, phổi, mạch máu, thần kinh. Corticoid cho thấy làm giảm triệu chứng cũng như tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm covid 19, đặc biệt là bệnh nhân phải thở máy hoặc thở oxy. Trong khi đó xarelto với hoạt chất là rivaroxaban là một chất chống đông máu đường uống có tác dụng ngăn tình trạng đông máu- biến chứng nguy hiểm do SAR-COv gây ra có thể gây huyết khối ở động mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim), huyết khối tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi).

    ***Cả 2 thuốc này chỉ được sử dụng cho các mức độ vừa, nặng, nguy kịch dưới sự tư vấn giám sát nghiêm ngặt của nhân viên y tế vì tác dụng phụ nguy hiểm của nó- loét dạ dày tá tràng đối với corticoid và nguy cơ xuất huyết có thể dẫn đến tử vong khi sử dụng rivaroxaban, việc kết hợp giữa 2 thuốc này còn làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng trên đường tiêu hóa như xuất huyết dạ dày nếu không được giám sát điều chỉnh liều phù hợp.

       5. Giữ tinh thần khỏe mạnh lạc quan vì stress ảnh hưởng rất lớn đến việc ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến tình trạng bệnh diễn tiến nặng lên.

     

    V. KHI NÀO CẦN GỌI CHO NHÂN VIÊN Y TẾ HƯỚNG DẪN XỬ LÝ?

       Cần gọi ngay nhân viên y tế khi có một trong các dấu hiệu như Sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi/vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở (khi không thể hít sâu và nín thở đủ 10 giây), khi nhịp thở > 20 lần/phút để được hướng dẫn xử trí phù hợp.

     

    VI. CÁC DẤU HIỆU CẦN NHẬP VIỆN ĐIỀU TRỊ

        Cần gọi ngay tổng đài 115 hoặc số điện thoại của tổ phản ứng nhanh quận, huyện khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 95% (nếu có dụng cụ đo SpO2 tại nhà) để được cấp cứu kịp thời.

        Theo WHO thì 4/5 ca mắc covid 19 có triệu chứng từ nhẹ tới trung bình 95% số ca mắc đang hoặc đã hồi phục

        Một nghiên cứu bên Mĩ trên 56000 người nhiễm Covid-19 cho thấy có 81% là nhẹ và trung bình, và 19% là nặng. Theo CDC, đa số những người bị nhẹ & trung bình hồi phục ở nhà mà không cần đặc trị. Vì vậy việc bạn cần làm khi ở nhà là thư giãn, ăn uống sinh hoạt lành mạnh và theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe của bản thân hàng ngày theo khuyến cáo đưa ra của sở y tế.

    DS. Trần Thị Hoài Vy - GMP

                                                                           

     

     

    Bài viết khác

    ÁNH SÁNG XANH CHỈ MANG LẠI TÁC HẠI?

    ÁNH SÁNG XANH CHỈ MANG LẠI TÁC HẠI?

    Ngày đăng: 17/08/2023 03:47 PM

    Ánh sáng xanh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đồng hành cùng chúng ta thông qua các thiết bị điện tử và ánh sáng tự nhiên.

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI MÙA TỰU TRƯỜNG QUAY TRỞ LẠI

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI MÙA TỰU TRƯỜNG QUAY TRỞ LẠI

    Ngày đăng: 17/08/2023 09:58 AM

    Mùa tựu trường không chỉ là khoảnh khắc đánh dấu sự bắt đầu của một hành trình học tập mới mẻ, mà còn đồng nghĩa với nhiều thách thức và cơ hội cần đối mặt. Để thực sự tận dụng tối đa các khả năng phát triển của trẻ trong thời gian quan trọng này, việc cân nhắc về chế độ dinh dưỡng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

    "LIỀU THUỐC" NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI OVERTHINKING?

    "LIỀU THUỐC" NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI OVERTHINKING?

    Ngày đăng: 14/07/2023 09:49 AM

    "Overthinking" - một khía cạnh tâm lý mà chúng ta thường đối mặt, trạng thái tâm lý khiến chúng ta mất phương hướng và rơi vào vòng xoáy suy nghĩ vô tận không cần thiết.

    THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH Ở TRẺ NHỎ - HỆ LUỴ KÉO THEO

    THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH Ở TRẺ NHỎ - HỆ LUỴ KÉO THEO

    Ngày đăng: 20/06/2023 10:24 AM

    Thói quen ăn uống không lành mạnh của trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng lo ngại.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐC NHIỆT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐC NHIỆT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    Ngày đăng: 20/06/2023 08:22 AM

    Sốc nhiệt là tình trạng cơ thể bị quá nhiệt do tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao và không thể giải nhiệt đủ.

    TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

    TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

    Ngày đăng: 21/03/2023 02:31 PM

    Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm do virus họ Enterovirus gây ra. Đây là một bệnh lý phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể lây lan rất nhanh trong trường học, nhà trẻ hoặc cộng đồng.

    THÓI QUEN THỨC KHUYA VÀ TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG

    THÓI QUEN THỨC KHUYA VÀ TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG

    Ngày đăng: 21/03/2023 01:27 PM

    Thói quen thức khuya đã không còn xa lạ với mọi người đặc biệt là những người trẻ trong xã hội hiện đại như ngày nay.

    CÁC CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA DÂN VĂN PHÒNG - DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

    CÁC CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA DÂN VĂN PHÒNG - DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

    Ngày đăng: 24/02/2023 04:50 PM

    Cùng Golden Mouse tìm hiểu các căn bệnh thường gặp phải ở giới văn phòng, dấu hiệu và cách phòng ngừa

    ADENOVIRUS - Nguyên nhân, thời gian ủ bệnh, phương thức lây truyền, cách phòng ngừa và điều trị

    ADENOVIRUS - Nguyên nhân, thời gian ủ bệnh, phương thức lây truyền, cách phòng ngừa và điều trị

    Ngày đăng: 25/11/2022 10:24 AM

    Bệnh do virus Adeno là một bệnh virus cấp tính và thường bị nhiễm ở đường hô hấp. Hội chứng lâm sàng của bệnh do virus Adeno rất đa dạng, trong đó nếu bị nhiễm ở đường hô hấp trên thì triệu chứng nổi trội là viêm mũi. Còn nhiễm virus ở ở đường hô hấp dưới thì có thể là viêm phế quản nhỏ và viêm phổi.

    SỐT XUẤT HUYẾT - Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị đúng cách

    SỐT XUẤT HUYẾT - Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị đúng cách

    Ngày đăng: 03/10/2022 09:46 AM

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.
    Liên hệ
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập chủ đề
    Vui lòng nhập nội dung

    SỨC KHỎE LÀ VÀNG

     

    Luôn nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, tạo dựng môi trường thân thiện, nuôi dưỡng nhiệt tâm để luôn bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả khách hàng

     

    Chính Sách

    - Hướng dẫn mua hàng và thanh toán

    - Chính sách bảo mật thông tin

    Thông tin liên hệ

    Văn phòng: 1416/17/19 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, TP.HCM
    ĐT: (028) 3991 6789
     Trụ sở - Nhà thuốc - CN1
    19 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 3535 1618
    Nhà thuốc - CN2
    104 Cao Thắng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8104
    Nhà thuốc - CN3
    17 Lê Thị Hồng, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8103

    Nhà thuốc - CN4
    25B Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

    ĐT: (028) 6686 8102

     

    Mạng xã hội:

    Fanpage

    DMCA.com Protection Status

    Đăng ký nhận tin

    Hãy để lại thông tin của bạn để có thể nhận thông tin sớm nhất từ chúng tôi

    Copyright © 2020 GoldenMouse. Design NiNa Co.,Ltd
    SMS
    Bản đồ
    Zalo
    Hotline