Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ em mắc covid-19

0888586369
Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ em mắc covid-19
Ngày đăng: 25/03/2022 05:12 PM

    1. Tình hình nhiễm covid-19 ở trẻ em

    Sự xuất hiện của biến chủng mới omicron với tốc độ lây lan nhanh cộng với việc trẻ em là những đối tượng hầu hết chưa được tiêm chủng và đã được đi học trở lại làm cho tình trạng nhiễm Covid-19 ở trẻ em dưới 18 tuổi ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 19,2%, trong đó 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi

    Trên thực tế, tình trạng của trẻ nhìn chung thường nhẹ hơn người lớn và ít diễn tiến trở nặng. Vì vậy việc hiểu đúng để chăm sóc trẻ tình trạng nhẹ tại nhà là vô cùng quan trọng.

    Phụ huynh cần tránh tâm lý hoang mang, lo lắng thái quá trong việc chăm sóc trẻ để trẻ nhanh hồi phục, hạn chế lây nhiễm trong gia đình và tránh quá tải hệ thống y tế không cần thiết

    2. Mức độ ảnh hưởng, triệu chứng covid-19

    Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế nêu rõ: Phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%), tỉ lệ tử vong ít hơn so với người lớn. Trẻ nhũ nhi < 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng.

    Bệnh nhi mắc COVID-19 có các triệu chứng lâm sàng:

    • Khởi phát: có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.

    • Tiến triển: hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó một số ít trẻ cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (< 0,1%), phần lớn do bệnh nền.

    • Thời kỳ hồi phục: thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.

    3. Yếu tố nguy cơ làm dễ mắc covid-19

    Các yếu tố nguy cơ diến tiến bệnh nặng ở trẻ mắc COVID-19 gồm:

    • Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.

    • Mắc các bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gen, béo phì.

    • Bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản co thắt…

    • Bệnh tim bẩm sinh.

    • Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài).

    • Bệnh thận mạn.

    • Ung thư, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm)

    4. Cách chăm sóc trẻ bị mắc Covid-19

    Đối tượng chăm sóc tại nhà

    Đối tượng chăm sóc tại nhà gồm 2 nhóm chính:

    • Thứ nhất là trẻ mắc bệnh đã được điều trị tại cơ sở y tế, được ra viện theo dõi tiếp tại nhà, dù vẫn còn dương tính

    • Thứ hai là trẻ mới mắc bệnh, không triệu chứng hoặc mức độ nhẹ, không có các yếu tố nguy cơ diễn biến bệnh nặng.

    Theo dõi SPO2 và nhịp thở của trẻ

    SPO2 từ

    • 97-99%: Độ bão hòa oxy trong máu tốt

    • 94-96%: Độ bão hòa oxy trong máu trung bình, có thể cần thở thêm oxy

    • 90-93%: Độ bão hòa oxy trong máu thấp, cần đưa tới trung tâm y tế để có biện pháp xử lý kịp thời

    • Dưới 90%: Là một ca cấp cứu trên lâm sàng

    Ngưỡng thở nhanh theo từng độ tuổi:

    Trẻ< 2 tháng: >=60l/phút; 2-11 tháng: >=50l/phút; 1-5 tuổi: >=30l/phút; >12 tuổi: >=20l/phút

    Chỉ số này được đếm trong 1 phút khi trẻ nằm yên, không quấy khóc

    Triệu chứng bất thường cần khai báo nhân viên y tế

    • Sốt >39 độ không đáp ứng với thuốc hạ sốt

    • Đau rát họng, ho

    • Tiêu chảy

    • Tức ngực

    • Cảm giác khó thở

    • Sp02< 96%

    • Trẻ mệt, không chịu chơi, ăn bú kém

    Dấu hiệu chuyển nặng cần gọi 115 để cấp cứu tại chỗ hoặc chuyển viện

    • Thở nhanh

    • Khó thở

    • Cánh mũi phập phồng

    • Rút lõm lồng ngực

    • Li bì, lờ đờ, bỏ bú hoặc trẻ quấy khóc, khó chịu, bú/ăn/uống khó

    • Tím môi, đầu chi

    • Sp02<95%

    Cách đo chỉ số SPO2 đúng cho trẻ em

    Nếu có điều kiện nên sử dụng máy đo Sp02 dành riêng cho trẻ để cho kết quả chính xác hơn vì ngón tay của trẻ nhỏ, không vừa với máy đo của người lớn, nếu dùng máy của người lớn cần lựa ngón tay hoặc ngón chân to nhất hoặc bàn tay, bàn chân, đo lúc bé ngồi yên, tốt nhất là đã ngủ, không gập ta. Đọc chỉ số trong vòng từ 1-3 phút.

    Bên cạnh chỉ số SPO2 thì phụ huynh cũng nên quan tâm đến chỉ số nhịp tim của trẻ có nằm trong giới hạn của mỗi độ tuổi hay không, mặc dù những biến chứng về tim mạch tuần hoàn hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không thể

    Cách đếm nhịp thở

    Để trẻ nằm trên giường, đếm khi trẻ nằm ngủ hoặc nằm ngoan không quấy khóc, không sốt cao, kéo nhẹ áo để hở bụng trẻ, đặt đồng hồ bên cạnh, bụng di động lên xuống được tính 1 nhịp thở.

    Hội chứng viêm đa hệ thống

    Hội chứng viêm đa hệ (MIS-C) ở trẻ em mắc COVID-19 hiếm gặp, gặp ở giai đoạn muộn sau nhiễm SARS-CoV-2 từ 2-6 tuần, MSI-C ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể bao gồm thận não phổi tim. Đây là biến chứng nặng có thể gây tử vong nếu không có được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

    Biểu hiện: Sốt cao kéo dài quá 3 ngày kèm các dấu hiệu trên các hệ cơ quan như đau bụng, nôn, tiêu chảy, phát ban, viêm, xung huyết kết mạc, phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân, hạ huyết áp (dấu hiệu chóng mặt, choáng váng)

    5. Cách điều trị Covid-19

    Mục tiêu điều trị tại nhà

    • Hỗ trợ điều trị triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, sốt virut và nâng cao thể trạng cho trẻ

    • Phát hiện kịp thời các triệu chứng nặng để đưa trẻ vào viện

    • Tránh lây nhiễm chéo trong gia đình

    Nguyên tắc điều trị

    Điều trị không dùng thuốc

    • Nằm phòng cách ly

    • Đeo khẩu trang chỉ với trẻ trên 2 tuổi, hạn chế cho trẻ dưới 2 tuổi vì sẽ không quan sát được sắc mặt, dấu hiệu suy hô hấp: Tím quanh môi, thở phập phồng cánh mũi, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên

    • Tập thể dục nhẹ nhàng đối với trẻ lớn, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày

    • Đo SPO2, cặp nhiệt độ 2 lần mỗi ngày

    • Dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, ưu tiên ăn đồ lỏng, nguội, mát và chia nhiều bữa ăn trong ngày, tiếp tục cho trẻ bú mẹ kể cả mẹ là F0

    • Vệ sinh mũi miệng bằng nước muối sinh lý, uống đủ nước góp phần làm giảm ho, long đàm tốt

    • Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol, theo dõi các biểu hiện mất nước như tiểu ít, nước tiểu vàng, đậm đặc, môi khô.

    • Nước điện giải cần pha đúng liều lượng, trong 200ml hoặc 1 lít nước tùy vào hướng dẫn trên bao bì, sử dụng trong vòng 24h. Sau khi cho con uống, cha mẹ theo dõi cả ngày và đêm, sau bù nước mà tiểu nhiều, trong hơn, môi không khô thì có thể yên tâm.

    • Cách uống uống: 15 – 20 phút/ lần, mỗi lần vài thìa.

    • Cho trẻ bú và ăn nhẹ nhàng, chia nhỏ và nhiều hơn các cữ bú và bữa ăn. Không ép trẻ ăn nhiều một lúc, để trẻ dễ hấp thụ hơn, không cho trẻ uống quá nhiều nước cam vì có thể gây nôn, đầy bụng

    Vì trẻ không biết than đau nên việc cha mẹ quan sát trẻ qua biểu hiện bên ngoài là vô cùng quan trọng, trẻ chơi ngoan, ăn bú đầy đủ và có đáp ứng với thuốc hạ sốt, giảm sốt trẻ tỉnh táo, nếu các điều kiện này đáp ứng tốt trong vòng 24-48 giờ tiếp theo thì có thể tiếp tục điều trị tại nhà

    Theo dõi:

    • Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt

    • Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

    Điều trị dùng thuốc

    Điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng và theo dõi sát sao các biểu hiện diễn tiến tình trạng của con để đưa đến bệnh viện kịp thời

    Thuốc điều trị covid-19 Molnupiravir không được chỉ định cho trẻ dưới 18 tuổi

    • Thuốc ức chế ho: Vì thực chất ho là phản xạ bảo vệ cơ thể giúp tống vi khuẩn virut ra bên ngoài, chỉ dùng khi ho quá nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé

    Không dùng các thuốc ức chế trung tâm ho hay các loại thuốc ho từ tinh dầu cho trẻ dưới 30 tháng tuổi

    Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ho từ thảo dược

    Không dùng mật ong cho trẻ dưới 2 tuổi

    Không dùng thuốc ho chứa codein cho trẻ dưới 12 tuổi vì cò thể gây ức chế dẫn đến suy hô hấp

    • Thuốc loãng đàm: Có thể thay bằng việc uống nhiều nước, không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi vì chưa có phản xạ ho được để tống đàm ra ngoài

    Giảm đau, hạ sốt

    Dùng khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên

    Nếu trẻ có tiền sử co giật do sốt: Dùng khi sốt trên 38 độ C

    Trẻ nhỏ cần  chuẩn bị cả viên đặt hậu môn để sẵn trong tủ lạnh

    Paracetamol liều dùng 10-15mg/kg/lần, cách 6h lặp lại nếu còn sốt

    Tổng liều tối đa không vượt quá 4000mg/ngày(với trẻ lớn, thừa cân, béo phì) và 60mg/kg/ngày với trẻ nhỏ

    Ibuprofen dùng tốt cho các trường hợp hạ sốt nhưng cần loại trừ có sốt xuất huyết

    Lưu ý ở sốt co giật ở nhóm trẻ 6 tháng- 6 tuổi: Đặt trẻ ở nền cứng, đầu nghiêng sang 1 bên, sử dụng thuốc hạ nhiệt đặt hậu môn, chườm ấm cổ, nách bẹn, cởi bỏ bớt quần áo, khi nhiệt độ giảm bớt và tình trạng co giật giảm bớt thì phụ huynh nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá là tình trạng sốt cao co giật đơn thuần hay có liên quan đến bệnh lý

    • Trẻ nôn, tiêu chảy

    Bổ sung oresol

    Không tự ý dung các thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy kháng sinh mà không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế

    Bổ sung men vi sinh cho trẻ

    Tiếp tục cho trẻ ăn, bú mẹ bình thường, theo dõi dấu hiệu mất nước

    • Bổ sung vitamin C, D, kẽm, thymomodulin để tăng sức đề kháng cho trẻ

     

                                                                                                                                         DS Trần Thị Hoài Vy- GMP

    Bài viết khác

    Tăng cường hệ miễn dịch cần gì ? ( phần 2 )

    Tăng cường hệ miễn dịch cần gì ? ( phần 2 )

    Ngày đăng: 30/07/2021 11:36 PM

    Vitamin là chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho các quá trình sinh hóa và sinh lý khác nhau trong cơ thể. Ai cũng biết rằng hầu hết các loại vitamin không thể được tổng hợp trong cơ thể và do đó việc bổ sung chúng trong chế độ ăn uống cũng như sản phẩm bổ sung là điều cần thiết, nhất là với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì ngoài việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch chúng ta nên bổ sung những loại vitamin và khoáng chất như D, C, kẽm, Thymomodulin để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

    Tăng cường hệ miễn dịch cần gì ? ( phần 1 )

    Tăng cường hệ miễn dịch cần gì ? ( phần 1 )

    Ngày đăng: 30/07/2021 11:05 PM

    Vitamin là chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho các quá trình sinh hóa và sinh lý khác nhau trong cơ thể. Ai cũng biết rằng hầu hết các loại vitamin không thể được tổng hợp trong cơ thể và do đó việc bổ sung chúng trong chế độ ăn uống cũng như sản phẩm bổ sung là điều cần thiết, nhất là với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì ngoài việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch thì chúng ta nên bổ sung những loại vitamin và khoáng chất như D, C, kẽm, Thymomodulin để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

    Tổng quan về covid ( phần 2 )

    Tổng quan về covid ( phần 2 )

    Ngày đăng: 18/06/2021 06:41 PM

    Vaccin Covid-19 Tổng quan về Covid-19 (Phần 2) Bản chất vaccin covid-19 Biện pháp phòng tránh Covid-19 Biện pháp 5K Xem thêm tại Goldenmouse.vn

    Tổng quan về covid ( phần 1 )

    Tổng quan về covid ( phần 1 )

    Ngày đăng: 18/06/2021 06:33 PM

    Covid-19 là gì? Tổng quan về Covid-19 (Phần 1) Con đường lây truyền Covid-19 Thời gian ủ bệnh và đối tượng dễ bị nhiễm Corona Virus Xem thêm tại Goldenmouse.vn

    Kháng sinh là gì? Tác hại của việc sử dụng kháng sinh không đúng cách

    Kháng sinh là gì? Tác hại của việc sử dụng kháng sinh không đúng cách

    Ngày đăng: 28/05/2021 03:01 PM

    Kháng sinh là những chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật hoặc nguồn gốc từ tổng hợp, bán tổng hợp có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cứu sống hàng triệu người khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Tuy nhiên do việc sử dụng rộng rãi, lạm dụng, chưa hợp lý nên tình trạng kháng kháng sinh của các vi sinh vật ngày một gia tăng. Mức độ kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng.

    Làm thế nào để tăng sức đề kháng ?

    Làm thế nào để tăng sức đề kháng ?

    Ngày đăng: 07/05/2021 02:09 PM

    Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi thất thường sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều cũng là môi trường thuận lợi để virus, vi khuẩn hoạt động mạnh tấn công ĐƯỜNG HÔ HẤP - cửa ngõ bảo vệ đầu tiên của cơ thể, gây ra các triệu chứng như “cảm”, đau họng, ho, sổ mũi…
    Liên hệ
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập chủ đề
    Vui lòng nhập nội dung

    SỨC KHỎE LÀ VÀNG

     

    Luôn nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, tạo dựng môi trường thân thiện, nuôi dưỡng nhiệt tâm để luôn bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả khách hàng

     

    Chính Sách

    - Hướng dẫn mua hàng và thanh toán

    - Chính sách bảo mật thông tin

    Thông tin liên hệ

    Văn phòng: 1416/17/19 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, TP.HCM
    ĐT: (028) 3991 6789
     Trụ sở - Nhà thuốc - CN1
    19 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 3535 1618
    Nhà thuốc - CN2
    104 Cao Thắng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8104
    Nhà thuốc - CN3
    17 Lê Thị Hồng, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8103

    Nhà thuốc - CN4
    25B Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

    ĐT: (028) 6686 8102

     

    Mạng xã hội:

    Fanpage

    DMCA.com Protection Status

    Đăng ký nhận tin

    Hãy để lại thông tin của bạn để có thể nhận thông tin sớm nhất từ chúng tôi

    Copyright © 2020 GoldenMouse. Design NiNa Co.,Ltd
    SMS
    Bản đồ
    Zalo
    Hotline