DỊCH CÚM A H5/N1

0888586369
DỊCH CÚM A H5/N1
Ngày đăng: 02/04/2024 08:34 PM

    DỊCH CÚM A H5/N1

    I. Nguyên nhân gây bệnh

    H5N1 là một phân nhóm virus cúm A (Influenza A virus), thường xuất hiện và lây truyền giữa các loài chim, gia cầm, động vật khác và lây sang người

    Virus cúm A H5N1 được chia làm 2 nhóm theo độc lực gồm: Virus cúm gia cầm có độc lực thấp (LPAI) và virus cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI). Hiện nay chỉ có các thứ týp H5, H7 và H9 là có độc lực cao tăng tỷ lệ tử vong, biến chứng lên đến 50-60%

    Khả năng tồn tại rất cao ở môi trường bên ngoài. Virus có thể bị giết chết ở 56oC trong 3 giờ và 600oC trong 30 phút và các chất tẩy uế thông thường như formalin, iodin. Tuy nhiên, với các loại độc lực cao, virus có thể tồn tại lâu ở môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ thấp, có thể sống ít nhất trong 35 ngày ở nhiệt độ 4oC. Nếu ở đông băng, virus có thể sống trong nhiều năm.

    Virus cúm có tỉ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu hướng biến đổi, Đây chính là nguyên nhân H5N1 có thể gây dịch cúm trên diện rộng

    II. Triệu chứng

    Thời gian ủ bệnh của cúm A H5N1 từ 2-8 ngày, và có thể dài đến 17 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với các nguy cơ như: Giết mổ hoặc sử dụng các sản phẩm từ gia cầm nhiễm virus như thịt, trứng hoặc tiếp xúc với người đang nhiễm H5N1. Đây là khoảng thời gian virus H5N1 tiềm ẩn trong cơ thể, chưa phát tán và chưa có dấu hiệu, chỉ chờ cơ hội khởi phát.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị thời gian ủ bệnh của A/H5N1 là 7 ngày, áp dụng cho điều tra và theo dõi những người tiếp xúc với người bệnh.

    Giai đoạn khởi phát

    Triệu chứng ban đầu khá giống với triệu chứng của cảm cúm thông thường, vì thế người bệnh hay chủ quan dẫn tới bệnh diễn tiến nặng

    Sau giai đoạn ủ bệnh, người bệnh đột ngột sốt cao trên 38 độ, đau nhức, mệt mỏi khắp toàn thân, chán ăn, uể oải.

    Giai đoạn toàn phát

    Sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, người nhiễm cúm A/H5N1 sẽ gặp các dấu hiệu nhận biết bệnh rõ ràng như:

    • Sốt cao liên tục trên 38oC.
    • Cảm thấy rét run, mệt mỏi, choáng váng đầu óc.
    • Đau ngực, tim đập nhanh.
    • Đau họng, ho khan hoặc có đờm.
    • Chỉ sau nửa ngày, các triệu chứng do A/H5N1 trở nên trầm trọng. Người bệnh có biểu hiện suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái. Các triệu chứng đi kèm là đau lan tỏa, mệt mỏi đặc biệt là đau đầu, đau nhức cơ, đau toàn thân, ý thức mê man

    III. Đường lây truyền

    Virus cúm A/H5N1 được phát tán ra môi trường bên ngoài qua nước bọt, dịch mũi, phân và trong các tế bào niêm mạc ruột non của một số loài chim di cư.

    Bệnh cúm A/H5N1 ở gia cầm có thể lây sang người thông qua tiếp xúc với gia cầm và chất thải của gia cầm, bệnh ít khi lây nhiễm từ người sang người trừ trường hợp người nuôi bệnh chăm sóc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

    Cúm A H5N1 lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A/H5N1, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.

    IV. Biến chứng

    Người mắc cúm A H5N1 có diễn tiến nặng chỉ sau nửa ngày nếu không điều trị kịp thời. Virus cúm A/H5N1 khiến người bệnh bị suy đường hô hấp cấp dẫn đến thiếu oxy và gây tổn thương các phủ tạng quan trọng, đe dọa trực tiếp tính mạng.

    • Tổn thương hệ hô hấp: đây là biến chứng thường gặp nhất khi virus A/H5N1 tấn công, gây bội nhiễm phế quản – phổi, viêm phổi.
    • Bội nhiễm Tai – Mũi – Họng: biến chứng này phổ biến ở trẻ nhỏ.
    • Suy đa tạng: Các bộ phận quan trọng như thận, gan, não bị ảnh hưởng khi bệnh cúm A/H5N1 diễn tiến nặng. Hệ miễn dịch trở nên suy yếu do số lượng bạch cầu trung tính giảm mạnh.
    • Ngoài ra, các hội chứng nghiêm trọng cũng có thể xảy ra ví dụ như đông máu nội mạch rải rác, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim… Người bệnh cũng có thể bị phù não, viêm màng não lympho.

    V. Thuốc điều trị

    Tốt nhất người bị cúm A H5N1 nên đến bệnh viện để được theo dõi, điều trị, phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát

    Nếu được nhân viên y tế hướng dẫn điều trị tại nhà, người bệnh cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

    • Nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường thoáng khí, tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không nên nằm phòng điều hòa.
    • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn các đồ dễ tiêu, thực phẩm lỏng, đặc biệt uống nhiều nước
    • Sử dụng nước muối loãng hoặc các loại nước súc miệng có tính sát khuẩn tốt để vệ sinh họng 2-3 lần/ngày để giảm nhanh triệu chứng đau rát họng và viêm họng.
    • Vệ sinh mũi bằng các dung dịch xịt vệ sinh mỗi ngày
    • Tăng cường sức đề kháng trực tiếp bằng thymomodulin, hoặc vitamin C…
    • Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng ho, sổ mũi, đau cơ…khác tùy theo tình hình của người bệnh dưới sự chỉ dẫn của nhân viên y tế, Dùng paracetamol để hạ sốt, giảm đau đúng liều lượng, không được dùng Aspirin vì có nguy cơ gây hội chứng Reye ở trẻ em
    • Thuốc kháng virus Oeltamivir (Tamiflu) được dùng để điều trị, cần phải điều trị càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Trong trường hợp Oeltamivir không có hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng Zanamivir (Relenza) nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Cần lưu ý, tất cả các loại thuốc khi sử dụng đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua về sử dụng để tránh xảy ra tác dụng phụ cũng như không kiểm soát được chuyển biến bệnh

    VI. Cách phòng ngừa

    Đến nay, vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu cúm A/H5N1, để chủ động phòng chống dịch cúm A (H5N1) lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp sau:

    • Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc,  đảm bảo ăn chín, uống sôi,  rửa tay bằng xà phòng, các chất sát khuẩn trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với gia cầm, chất thải của gia cầm…
    • Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
    • Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
    • Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

     

    Bài viết khác

    Tăng cường hệ miễn dịch cần gì ? ( phần 2 )

    Tăng cường hệ miễn dịch cần gì ? ( phần 2 )

    Ngày đăng: 30/07/2021 11:36 PM

    Vitamin là chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho các quá trình sinh hóa và sinh lý khác nhau trong cơ thể. Ai cũng biết rằng hầu hết các loại vitamin không thể được tổng hợp trong cơ thể và do đó việc bổ sung chúng trong chế độ ăn uống cũng như sản phẩm bổ sung là điều cần thiết, nhất là với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì ngoài việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch chúng ta nên bổ sung những loại vitamin và khoáng chất như D, C, kẽm, Thymomodulin để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

    Tăng cường hệ miễn dịch cần gì ? ( phần 1 )

    Tăng cường hệ miễn dịch cần gì ? ( phần 1 )

    Ngày đăng: 30/07/2021 11:05 PM

    Vitamin là chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho các quá trình sinh hóa và sinh lý khác nhau trong cơ thể. Ai cũng biết rằng hầu hết các loại vitamin không thể được tổng hợp trong cơ thể và do đó việc bổ sung chúng trong chế độ ăn uống cũng như sản phẩm bổ sung là điều cần thiết, nhất là với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì ngoài việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch thì chúng ta nên bổ sung những loại vitamin và khoáng chất như D, C, kẽm, Thymomodulin để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

    Tổng quan về covid ( phần 2 )

    Tổng quan về covid ( phần 2 )

    Ngày đăng: 18/06/2021 06:41 PM

    Vaccin Covid-19 Tổng quan về Covid-19 (Phần 2) Bản chất vaccin covid-19 Biện pháp phòng tránh Covid-19 Biện pháp 5K Xem thêm tại Goldenmouse.vn

    Tổng quan về covid ( phần 1 )

    Tổng quan về covid ( phần 1 )

    Ngày đăng: 18/06/2021 06:33 PM

    Covid-19 là gì? Tổng quan về Covid-19 (Phần 1) Con đường lây truyền Covid-19 Thời gian ủ bệnh và đối tượng dễ bị nhiễm Corona Virus Xem thêm tại Goldenmouse.vn

    Kháng sinh là gì? Tác hại của việc sử dụng kháng sinh không đúng cách

    Kháng sinh là gì? Tác hại của việc sử dụng kháng sinh không đúng cách

    Ngày đăng: 28/05/2021 03:01 PM

    Kháng sinh là những chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật hoặc nguồn gốc từ tổng hợp, bán tổng hợp có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cứu sống hàng triệu người khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Tuy nhiên do việc sử dụng rộng rãi, lạm dụng, chưa hợp lý nên tình trạng kháng kháng sinh của các vi sinh vật ngày một gia tăng. Mức độ kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng.

    Làm thế nào để tăng sức đề kháng ?

    Làm thế nào để tăng sức đề kháng ?

    Ngày đăng: 07/05/2021 02:09 PM

    Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi thất thường sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều cũng là môi trường thuận lợi để virus, vi khuẩn hoạt động mạnh tấn công ĐƯỜNG HÔ HẤP - cửa ngõ bảo vệ đầu tiên của cơ thể, gây ra các triệu chứng như “cảm”, đau họng, ho, sổ mũi…
    Liên hệ
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập chủ đề
    Vui lòng nhập nội dung

    SỨC KHỎE LÀ VÀNG

     

    Luôn nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, tạo dựng môi trường thân thiện, nuôi dưỡng nhiệt tâm để luôn bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả khách hàng

     

    Chính Sách

    - Hướng dẫn mua hàng và thanh toán

    - Chính sách bảo mật thông tin

    Thông tin liên hệ

    Văn phòng: 1416/17/19 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, TP.HCM
    ĐT: (028) 3991 6789
     Trụ sở - Nhà thuốc - CN1
    19 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 3535 1618
    Nhà thuốc - CN2
    104 Cao Thắng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8104
    Nhà thuốc - CN3
    17 Lê Thị Hồng, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8103

    Nhà thuốc - CN4
    25B Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

    ĐT: (028) 6686 8102

     

    Mạng xã hội:

    Fanpage

    DMCA.com Protection Status

    Đăng ký nhận tin

    Hãy để lại thông tin của bạn để có thể nhận thông tin sớm nhất từ chúng tôi

    Copyright © 2020 GoldenMouse. Design NiNa Co.,Ltd
    SMS
    Bản đồ
    Zalo
    Hotline