CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA DÂN VĂN PHÒNG
I. Đau lưng, thoái hóa đốt sống cổ
Là bệnh lý hay gặp nhất của người làm việc văn phòng vì phải ngồi làm việc cố định trước máy tính từ 6-8 tiếng mỗi ngày cộng với tư thế ngồi làm việc không đúng như hay khom lưng, nghiêng một bên làm tăng áp lực lên cột sống trên 50% so với lúc đứng, đồng thời giảm lưu thông máu vùng lưng-cổ- vai gáy.
Triệu chứng tùy thuộc vào vị trí đốt sống bị thoái hóa. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói, thậm chí tê lan ra vùng cánh tay, bàn tay (đối với thoái hóa đốt sống cổ) hoặc đau lan sang vùng mông và đùi sau (thoái hóa đốt sống thắt lưng) vì các gai xương hình thành chèn ép lên dây thần kinh
Bạn có biết rằng có những bệnh có thể được phòng ngừa chỉ bằng việc thay đổi thói quen hằng ngày của mình không? Hãy cùng tìm hiểu những cách phòng ngừa bệnh đơn giản nhất. Trong khi làm việc tranh thủ vận động vài phút như xoay người, xoay cổ qua trái qua phải, dành ít nhất 30 phút trong ngày để tập thể dục nhẹ nhàng. Có thể sử dụng các sản phẩm chứa glucosamin, collagen tuýp 2, chondroitin… đễ hỗ trợ hạn chế quá trình thoái hóa khớp, vật lý trị liệu, thiền, yoga.
II. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay có biểu hiện bằng cảm giác tê bì hoặc dị cảm đau ở bàn tay và các ngón được chi phối bởi dây thần kinh giữa như ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa trong của ngón đeo nhẫn, bệnh nhân thường phải lắc bàn tay để bớt khó chịu.
Nếu không muốn bị bệnh ập đến thì hãy “phòng bệnh” Cùng khám phá những cách phòng ngừa bệnh đơn giản nhưng hiệu quả nhất! Các đối tượng thường xuyên phải làm việc với máy vi tính cần lưu ý cứ 60 phút xoay hai cổ tay theo vòng tròn trong 1-2 phút từ trái sang phải rồi lại từ phải sang trái. Nắm hai bàn tay lại rồi xòe ra trong một phút. Đan chéo các ngón tay của hai bàn tay lại với nhau và gập lại nhẹ nhàng. Không nên cầm chuột vi tính hay đánh máy liên tục trong nhiều giờ đồng hồ.
III. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới - trĩ
Suy giãn tĩnh mạch mạn tính hay được gặp ở nhân viên văn phòng do ngồi lâu ở tư thế gập trong thời gian dài làm tăng áp lực lên các van tĩnh mạch, lâu ngày làm cho van tĩnh mạch bị suy và máu đổ dồn theo chiều ngược lại về phía chi dưới gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch với biểu hiện ban đầu là cảm thấy tê, ngứa ran vùng bắp chân, đùi, nặng chân, phù nhiều về chiều, có thể xuất hiện các mạch máu nổi hằn lên da. Trong trường hợp tạo thành huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn tới thuyên tắc phổi dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngồi lâu kèm ít vận động, ăn chất xơ, uống nhiều nước có thể gây nên bệnh trĩ.
Để hạn chế cũng như phòng ngừa không được ngồi hoặc đứng yên một chỗ quá lâu, 30 phút nên đứng lên đi đi lại lại, thể dục nhẹ nhàng, giảm cân, chế độ ăn cần bổ sung chất xơ, rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, ngoài ra cần sử dụng các dược liệu như diosmin, hesperidin, cao dẻ ngựa, hoa hòe...để hỗ trợ kháng viêm, làm tăng sức bền thành mạch để ngăn ngừa và hạn chế đợt cấp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
IV. Bệnh về hô hấp - viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang
Các bệnh lý về đường hô hấp dễ xảy ra ở dân văn phòng vì đặc điểm làm việc trong môi trường máy lạnh có nhiệt độ thấp và phòng kín, không gian hẹp ít thông khí tạo điều kiện cho bụi bẩn, virus, vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây bệnh, đồng thời không gian làm việc ngồi gần nhau tạo điều kiện cho việc lây lan dễ dàng hơn thông qua dịch tiết, giọt bắn, bệnh thông thường không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống với các triệu chứng khó chịu và dai dẳng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi…
Nên đi ra ngoài hít thở không khí tự nhiên, đi bộ trong giờ giải lao, nên để thêm cây kiểng trong góc phòng hoặc trên làm việc để thoáng khí hơn, chú ý rửa tay khi tiếp xúc với các đồ dùng dùng chung. Uống nhiều nước đồng thời nên ăn nhiều rau xanh trái cây, vitamin C, thymomodulin…để tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp hạn chế các đợt cấp của viêm xoang, viêm mũi dị ứng, đồng thời nên có chế độ vệ sinh mũi họng hợp lý
V. Bệnh lý về da
Đối với những người làm việc trong văn phòng, việc phải ngồi lâu trong điều hòa không khí là việc rất thường xuyên và cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da khô. Do đó, việc chăm sóc da trở thành một việc cần thiết để duy trì làn da khỏe mạnh và tránh các vấn đề về da như viêm da, nứt nẻ, ngứa,...
Để giúp bạn giữ cho làn da của mình luôn ẩm mượt và khỏe mạnh bạn hãy:
Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp: Chọn các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn. Các loại sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng,… nên sử dụng các loại chứa các thành phần thiên nhiên hoặc các thành phần dịu nhẹ và không chứa xà phòng, không chứa cồn, không chứa hương liệu.
Uống đủ nước: Để duy trì độ ẩm cho da, bạn nên uống đủ nước và sử dụng máy tạo ẩm trong phòng làm việc.
Bổ sung vitamin và ăn uống hợp lý: Ăn uống hợp lý và bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể cũng là một cách để giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung thêm Vitamin E hàng ngày để có được làn da mịn
Hạn chế tác động của các yếu tố môi trường: Khi ra ngoài trời, hãy sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Tắm nước ấm: Khi tắm, nên sử dụng nước ấm để giúp giữ cho làn da mềm mại và ẩm mượt.
Việc chăm sóc da là một quá trình liên tục và cần được thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chú ý đến các yếu tố về môi trường sống và cách sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng đối với sức khỏe da của bạn.
VI. Khô mắt, rối loạn thị giác
Một ngày làm việc trôi qua với việc nhìn màn hình máy tính hoặc điện thoại liên tục sẽ làm cho mắt “mệt mỏi”. Vì vậy, tình trạng mắt khô và mỏi là tình trạng thường gặp nhưng lại ít ai quan tâm đến. Biểu hiện của mắt khô và mỏi là:
- Giảm thị lực, đỏ mắt
- Chảy nước mắt
- Cay mắt, nóng mắt
- Khó chịu khi đeo kính áp tròng
Khi gặp một trong các biểu hiện trên thì đôi mắt của bạn cần phải được chăm sóc vì nếu để tình trạng khô mắt kéo dài có thể sẽ gây lão hóa mắt nhanh, giảm thị lực, khô mắt mạn tính.
Để chăm sóc cho đôi mắt khỏe thì cần phải bổ sung:
- Betacaroten, vitamin từ các rau củ có màu đỏ hoặc các sản phẩm hỗ trợ như TP Eyemax, Eyevit,...
- Nước mắt nhân tạo: không chữa trị nhưng là yếu tố duy trì độ ẩm cần thiết
Ngoài ra, Bạn nên thư giãn mắt 10-15p sau mỗi 45p nhìn màn hình, chuẩn bị một mắt kính lọc ánh sáng xanh, kính chắn bụi khi đi đường và hạn chế nhìn vào những nơi có ánh sáng cường độ mạnh hoặc nơi nhiều khói bụi.
VII. Stress
Stress là một trong những vấn đề phổ biến của cuộc sống hiện đại và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của hàng triệu người trên toàn thế giới. Stress có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, huyết áp cao, suy dinh dưỡng và nguy cơ mắc bệnh tim mạch và những vấn đề khác như: rụng tóc, lão hóa sớm, mất ngủ, suy giảm trí nhớ,...
Đã bao giờ bạn tự hỏi mình có thể tránh được những căn bệnh nguy hiểm chỉ bằng một số thói quen đơn giản chưa? Hãy cùng tìm hiểu những bí quyết phòng ngừa bệnh không phải ai cũng biết!
- Tập trung vào hơi thở: Khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy dừng lại và tập trung vào hơi thở. Nhắm mắt, hít thở sâu và thở ra chậm giúp cơ thể thư giãn và giảm stress.
- Thể dục thường xuyên, yoga, đọc sách, nghe nhạc hoặc tham gia các hoạt động sáng tạo giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tâm lý.
- Chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh: Hãy ăn đủ chất dinh dưỡng, tránh các thức ăn nhanh và đồ uống có cồn, hút thuốc lá hoặc dùng các chất kích thích như cafe. Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và tránh stress từ việc làm quá sức.
- Tìm hiểu nguyên nhân của stress: Hãy nhận ra những tình huống gây stress và tìm cách giải quyết chúng, bao gồm học cách quản lý thời gian và ưu tiên công việc, hoặc học cách đối mặt với khó khăn và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người thân.
Những biện pháp này có thể giúp bạn giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tâm lý. Ngoài ra, bổ sung vitamin đầy đủ và sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm stress cũng rất tốt cho sức khỏe. Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân và giảm stress để duy trì sức khỏe tinh thần tốt.
VIII. Bệnh lý về đường tiêu hóa
Làm việc văn phòng chúng ta sẽ thường thấy chế độ ăn uống hoặc thói quen ăn uống không tốt cho dạ dày như:
- Thường xuyên ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa
- Thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ
- Cà phê, trà sữa,…
Ngoài chế độ ăn uống, Stress là yếu tố chính gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.
Bệnh thường sẽ có những triệu chứng như:
- Ợ nóng, ợ chua, nóng rát vùng ngực
- Buồn nôn, nôn trớ
- Khó nuốt
- Ho, khản tiếng,…
Chúng ta đều biết rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhưng đôi khi lại quên đi điều đó. Vậy còn bạn, đã sẵn sàng khám phá những cách phòng ngừa bệnh thông minh chưa? Khi có một trong các biểu hiện trên bạn nên điều trị và đừng chủ quan vì theo thời gian với tần suất ngày càng nhiều sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Bên cạnh đó, bạn có thể có một dạ dày tốt bằng cách:
Ăn uống điều độ, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Giữ cân nặng hợp lý
- Hạn chế đồ uống có ga, cafe,…
- Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị nếu đang bị trào ngược
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và ngủ gối cao sẽ giúp hạn chế trào ngược dạ dày.