BỆNH BẠCH HẦU: ĐE DOẠ MỚI CHO SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

0888586369
BỆNH BẠCH HẦU: ĐE DOẠ MỚI CHO SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Ngày đăng: 16/07/2024 08:23 AM

     BỆNH BẠCH HẦU LÀ GÌ?

      Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium gây ra.Bệnh lan truyền chủ yếu qua tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp hoặc từ tổn thương da. Bệnh có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, và có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

      Bệnh bạch hầu được Hippocrates – ông tổ của ngành y học phương Tây – miêu tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Một số tài liệu cũng nhắc đến sự hoành hành của bệnh bạch hầu ở Syria và Ai Cập cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm ra vi khuẩn gây bệnh vào khoảng năm 1883-1884, và kháng độc tố được phát minh vào cuối thế kỷ XIX.

     

      Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

    Có 2 loại bạch hầu chính:

    • Bạch hầu hô hấp cổ điển: Đây là loại bệnh bạch hầu phổ biến nhất, ảnh hưởng đến mũi, cổ họng, amidan hoặc thanh quản. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng trong cơ thể. Một số người gọi tình trạng này là bệnh bạch hầu họng.
    • Bệnh bạch hầu ngoài da: Đây là bạch hầu hiếm gặp nhất, đặc trưng bởi phát ban da, xuất hiện vết loét hoặc mụn nước, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Bệnh bạch hầu da phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới hoặc những nơi đông đúc có điều kiện sống và vệ sinh chưa được tốt.

    TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH BẠCH HẦU

      Có khá nhiều triệu chứng xuất hiện trong 2 đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ban đầu người nhiễm bệnh sẽ bị đau họng, ho và sốt kèm cảm giác ớn lạnh. Các triệu chứng này tăng dần từ nhẹ đến nặng. Một số triệu chứng thường gặp:

    • Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai dính và dễ cháy máu.

     

     

    • Đau họng và khàn họng.
    • Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

     

     

    • Khó thở và thở nhanh.
    • Chảy nước mũi.
    • Sốt, cảm giác ớn lạnh.
    • Khó chịu

      Ở những người không được điều trị, vi khuẩn gây bệnh có thể có trong dịch tiết và làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể từ 2 đến 6 tuần sau khi nhiễm trùng.

    CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM CỦA BỆNH BẠCH HẦU

    Có 3 con đường lây nhiễm chính:

    • Lây trực tiếp do hít phải chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh thông qua các giọt nước nhỏ li ti phát ra khi ho, hắt hơi, nói chuyện.
    • Vi khuẩn cũng có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ vật xung quanh người bệnh từ vài ngày đến vài tuần như trong sữa, nước uống sống đến 20 ngày; trong tử thi sống được hai tuần.
    • Tiếp xúc với dịch tiết vết thương (Vết loét hoặc vết thương hở) nếu bệnh ở ngoài da, bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với vết thương, vết loét do nhiễm trùng của người bệnh.

     

    NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH BẠCH HẦU

    • Đường hô hấp tắc nghẽn gây khó thở

      Hầu hết các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng, đau họng, tổn thương thanh quản. Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp giả mạc màu trắng ngà do các mô tế bào bị viêm tạo ra lớp màng giả mạc bám chặt vào trong vòm họng. Nếu không được điều trị, mảng giả mạc này sẽ phát triển và lan rộng lấp đường hô hấp gây khó thở, ngạt thở, suy hô hấp cho người bệnh.

    • Viêm cơ tim

      Đây là một trong những biến chứng đặc biệt nghiêm trọng của bệnh bạch hầu. Biến chứng viêm cơ tim thường xảy ra khi người bệnh ở giai đoạn toàn phát hoặc vài tuần sau khi khỏi bệnh. Ngoại độc tố bạch hầu tiết ra làm ảnh hưởng đến tim, gây rối loạn nhịp tim và có thể tử vong đột ngột do trụy tim.

    • Tổn thương các dây thần kinh dẫn đến tê liệt

      Độc tố bạch hầu rất mạnh, chúng còn làm tổn thương các dây thần kinh dẫn đến tê liệt. Biến chứng này có thể xảy ra khoảng vài tuần sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh bạch hầu.

    • Liệt màn khẩu cái (Màn hầu)

      Liệt màn khẩu cái thường xuất hiện vào tuần thứ 3 của bệnh. Đây cũng là một trong những biến chứng khác có thể gặp khi mắc bạch hầu.

    • Bàng quang mất kiểm soát

      Khi dây thần kinh ở vị trí này bị tổn thương, người bệnh sẽ không thể kiểm soát được hoạt động của bàng quang khiến đi tiểu thường xuyên, tiểu lắt nhắt,… Các vấn đề liên quan đến kiểm soát bàng quang thường phát triển trước khi cơ hoành bị tê liệt, đây cũng có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo sớm người bệnh có nguy cơ cao gặp các vấn đề nghiêm trọng về hệ hô hấp.

    • Cơ hoành bị tê liệt

      Cơ hoành có chức năng rất quan trọng trong hệ hô hấp giúp duy trì sự sống. Tuy nhiên, với những người mắc bạch hầu, cơ hoành bị tê liệt một cách đột ngột với thời gian kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

      Biến chứng tê liệt cơ hoành thường xuất hiện vài tuần sau khi có triệu chứng mắc bệnh bạch hầu, ngay cả khi người bệnh đã phục hồi sau nhiễm trùng ban đầu hoặc xuất hiện sau các biến chứng nhiễm trùng phổi, viêm cơ tim.

    • Nhiễm trùng phổi (Suy hô hấp hoặc viêm phổi)

      Biến chứng này có thể xảy ra vào tuần thứ 5 của bệnh dẫn đến liệt chi, liệt cơ hoành và các dây thần kinh vận nhãn. Điều này khiến người bệnh gặp phải các biểu hiện khó thở, ngạt thở thường xuyên hơn, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi (Viêm phổi hoặc suy hô hấp).

    • Tử vong

      Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, ngay cả khi được điều trị kịp thời, vẫn có khoảng 3% số người bệnh tử vong vì căn bệnh này.

    ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH HẦU ĐƯỢC KHÔNG?

      Bệnh sẽ được điều trị khi có can thiệp thuốc kịp thời, các thuốc giải độc tố của vi khuẩn kết hợp với kháng sinh diệt vi khuẩn đang tăng sinh trong cơ thể người bệnh. Các trường hợp nặng xâm lấn phổi và ảnh hưởng cơ tim có thể phải mở đường thở, hỗ trợ hô hấp, đặt máy tạo nhịp tim,…

      Người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Từ đó, người bệnh sẽ được can thiệp điều trị sớm để có thể mau chóng hồi phục và hạn chế các biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khoẻ một cách tốt nhất.

    PHÒNG NGỪA BỆNH BẠCH HẦU

    • Gia đình nên đưa trẻ đi tiêm vaccine đầy đủ.
    • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
    • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.
    • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
    • Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
    • Khi có những biểu hiện nghi bạch hầu, cần đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
    • Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh, hạn chế tụ tập đông người theo yêu cầu của cơ quan y tế.

    Bài viết khác

    ĐÂU LÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM VIÊM DA CƠ ĐỊA?

    ĐÂU LÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM VIÊM DA CƠ ĐỊA?

    Ngày đăng: 30/06/2025 11:29 AM

    “Có thể điều trị dứt điểm viêm da cơ địa không?” Trước khi trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần biết viêm da cơ địa là gì?

    LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MỖI LY TRÀ SỮA CÓ LÀM NGƯỜI YÊU THÍCH THỨC UỐNG NÀY ĐỐI DIỆN VỚI CĂN BỆNH "THỜI ĐẠI"?

    LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MỖI LY TRÀ SỮA CÓ LÀM NGƯỜI YÊU THÍCH THỨC UỐNG NÀY ĐỐI DIỆN VỚI CĂN BỆNH "THỜI ĐẠI"?

    Ngày đăng: 16/06/2025 10:41 AM

    Một ly trà sữa trung bình (500ml) có thể chứa từ 18 – 50g đường, tương đương với 4,5 – 12,5 muỗng cà phê đường. Nhiều loại “trà sữa full topping” có thể đưa lượng đường lên đến 60g hoặc hơn như thế. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 25g đường tự do/ngày (≈ 6 muỗng cà phê) để phòng ngừa béo phì, đái tháo đường type II và bệnh lý tim mạch. Theo số liệu ở trên, thật tiếc khi phải thẳng thắn rằng chỉ một ly trà sữa/ngày đã vượt gần 2,5 lần ngưỡng an toàn này theo khuyến cáo này.

    CHÚNG TA CÓ ĐANG XEM THƯỜNG "NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM"?

    CHÚNG TA CÓ ĐANG XEM THƯỜNG "NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM"?

    Ngày đăng: 26/05/2025 01:44 PM

    Thực phẩm bẩn, thực phẩm bảo quản kém, ăn uống mất vệ sinh,…những từ khóa này không còn xa lạ.

    NGHIỆN THỨC UỐNG MATCHA? SỬ DỤNG THỨC UỐNG NÀY HẰNG NGÀY VỚI "SIZE LỚN" CÓ TỐT KHÔNG?

    NGHIỆN THỨC UỐNG MATCHA? SỬ DỤNG THỨC UỐNG NÀY HẰNG NGÀY VỚI "SIZE LỚN" CÓ TỐT KHÔNG?

    Ngày đăng: 09/05/2025 09:49 AM

    Matcha latte với màu xanh mát mắt, vị ngọt thanh, dễ uống cùng nhiều lời khen ngợi về lợi ích sức khỏe, được nhiều người lựa chọn như một phần không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày thay thế các thức uống khác. Thậm chí có người còn uống 2-3 ly/ngày. Liệu việc tiêu thụ nhiều thức uống này có tốt cho sức khỏe?

    SỮA BỘT - BỆNH TẬT TRONG CHÍNH THỨ ĐƯỢC GỌI LÀ DINH DƯỠNG HẰNG NGÀY

    SỮA BỘT - BỆNH TẬT TRONG CHÍNH THỨ ĐƯỢC GỌI LÀ DINH DƯỠNG HẰNG NGÀY

    Ngày đăng: 21/04/2025 10:15 AM

    Gần đây, cơ quan chức năng Việt Nam đã triệt phá nhiều đường dây sản xuất và tiêu thụ sữa bột giả quy mô lớn, gây lo ngại về an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.

    MASSAGE THÁI: CẨN THẬN VỚI NHỮNG ĐỘNG TÁC CÓ THỂ GÂY HẠI XƯƠNG KHỚP

    MASSAGE THÁI: CẨN THẬN VỚI NHỮNG ĐỘNG TÁC CÓ THỂ GÂY HẠI XƯƠNG KHỚP

    Ngày đăng: 16/04/2025 03:19 PM

    Massage Thái (Thai massage) là một phương pháp trị liệu cổ truyền có nguồn gốc từ Thái Lan, kết hợp giữa các kỹ thuật kéo giãn, bấm huyệt và yoga thụ động.

    SỰ THẬT ĐẰNG SAU “BẢO BỐI” SMARTPHONE CỦA TRẺ NHỎ VÀ TÁC HẠI

    SỰ THẬT ĐẰNG SAU “BẢO BỐI” SMARTPHONE CỦA TRẺ NHỎ VÀ TÁC HẠI

    Ngày đăng: 01/04/2025 08:03 AM

    Smartphone là một thiết bị nhỏ gọn có thể đem theo ở bất cứ nơi đâu vô cùng thuận tiện cho sự “không có thời gian”, sự “rảnh tay” của người lớn, Chúng ta sẽ dễ dàng nghe những câu như “được chơi bọn trẻ rất ngoan”

    FILLER: MÓN HỜI LÀM ĐẸP HAY RỦI RO TIỀM ẨN

    FILLER: MÓN HỜI LÀM ĐẸP HAY RỦI RO TIỀM ẨN

    Ngày đăng: 17/03/2025 08:46 AM

    “Công nghệ” làm đẹp ngày nay càng ngày càng tân tiến để giúp nét đẹp và thanh xuân của con người được duy trì bằng nhiều cách chậm quá trình lão hoá của quy luật tự nhiên

    THỂ THAO "CẦN" NHƯNG NÊN "HIỂU": CHẤN THƯƠNG CÓ THỂ GẶP KHI THAM GIA THỂ THAO VÀ ẢNH HƯỞNG VỀ SAU

    THỂ THAO "CẦN" NHƯNG NÊN "HIỂU": CHẤN THƯƠNG CÓ THỂ GẶP KHI THAM GIA THỂ THAO VÀ ẢNH HƯỞNG VỀ SAU

    Ngày đăng: 27/02/2025 01:48 PM

    Thể thao là một phần quan trọng trong cuộc sống, giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, thể thao cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro

    BẠN ĐÃ BIẾT VỀ TRẦM CẢM MÙA XUÂN (SAD) CHƯA?

    BẠN ĐÃ BIẾT VỀ TRẦM CẢM MÙA XUÂN (SAD) CHƯA?

    Ngày đăng: 11/02/2025 02:26 PM

    Mùa xuân thường gắn liền với sự tươi mới, nảy nở và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm nhận được niềm vui trọn vẹn khi xuân về. Một số người trải qua cảm giác lo âu, buồn bã và mất động lực khi mùa xuân đến, hiện tượng này được gọi là Trầm cảm theo mùa (Seasonal Affective Disorder – SAD).
    Liên hệ
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập chủ đề
    Vui lòng nhập nội dung

    SỨC KHỎE LÀ VÀNG

    Luôn nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, tạo dựng môi trường thân thiện, nuôi dưỡng nhiệt tâm để luôn bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả khách hàng.

     

    Chính Sách

    - Hướng dẫn mua hàng và thanh toán

    - Chính sách bảo mật thông tin

    Thông tin liên hệ

    Văn phòng: 1416/17/19 Lê Đức Thọ, phường An Hội Tây, TP. Hồ Chí Minh
    ĐT: (028) 3991 6789
    Trụ sở - Nhà thuốc - CN1
    19 Đặng Văn Ngữ, phường Phú Nhuận,
    TP. Hồ Chí Minh
    ĐT: (028) 3535 1618 - 0942 795 891

    Nhà thuốc - CN2
    104 Cao Thắng, phường Phú Nhuận,
    TP. Hồ Chí Minh
    ĐT: (028) 6686 8104 - 0942 738 892
    Nhà thuốc - CN3
    17 Lê Thị Hồng, phường Gò Vấp,
    TP. Hồ Chí Minh
    ĐT: (028) 6686 8103 - 
    0942 748 893

    Mạng xã hội:

    Fanpage

    DMCA.com Protection Status

    Đăng ký nhận tin

    Hãy để lại thông tin của bạn để có thể nhận thông tin sớm nhất từ chúng tôi

    Copyright © 2020 GoldenMouse. Design NiNa Co.,Ltd
    SMS
    Bản đồ
    Zalo
    Hotline