Tăng cường hệ miễn dịch cần gì ? ( phần 1 )

0888586369
Tăng cường hệ miễn dịch cần gì ? ( phần 1 )
Ngày đăng: 30/07/2021 11:05 PM

    Vitamin là chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho các quá trình sinh hóa và sinh lý khác nhau trong cơ thể. Ai cũng biết rằng hầu hết các loại vitamin không thể được tổng hợp trong cơ thể và do đó việc bổ sung chúng trong chế độ ăn uống cũng như sản phẩm bổ sung là điều cần thiết, nhất là với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì ngoài việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch chúng ta nên bổ sung những loại vitamin và khoáng chất như D, C, kẽm, Thymomodulin để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

    VITAMIN D

               

    Vitamin D là gì? Vai trò của vitamin D

    Vitamin D là vitamin tan trong dầu-một dưỡng chất cực kì quan trọng của cơ thể, bản thân nó thực chất là 1 tiền hormone, được tổng hợp tại da sau khi tiếp xúc với tia cực tím hoặc được hấp thu tại ruột thông qua thức ăn hay các loại thực phẩm bổ sung. Vitamin D có hai dạng chính:

    Vitamin D3 hay còn gọi là cholecalciferol, được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật và các loại thực phẩm bổ sung. Con người có thể tự tổng hợp D3 khi da tiếp xúc với tia cực tím B (UVB).

    Vitamin D2 (Ergocalciferol), được tìm thấy trong các chế phẩm thực vật và các loại sản phẩm bổ sung, được tạo ra khi thực vật tiếp xúc với ánh sáng

    ***Vai trò của vitamin D đối với sức khỏe con người:

    - Đối với xương khớp:  

    Vitamin D tham gia hấp thu và điều hòa Canxi, phosphor trong cơ thể, tăng hấp thu canxi ở ruột và tái hấp thu canxi ở ống thận. Để có bộ xương chắc khỏe, hạn chế loãng xương, hỗ trợ phát triển chiều cao chắc chắn không thể thiếu vitamin D.

    - Chức năng tuyến giáp và insulin

    Vitamin D cũng đóng vai trò bài tiết và chuyển hoá các hormone, giúp cải thiện độ nhảy cảm của cơ thể với insulin-hoocmon chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu, cũng như kích thích tuyến tụy sản xuất ra insulin

    - Khả năng miễn dịch của cơ thể

    Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng rất lớn tới khả năng miễn dịch của cơ thể, bổ sung đầy đủ vitamin D làm giảm các bệnh nhiễm trùng.

    - Sức khỏe tim mạch, huyết áp

    Hiện nay cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ những bệnh này giảm đi khi người ta có đủ vitamin D.

    Vitamin D cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự biệt hoá một số tế bào ung thư như ung thư da, xương và các tế bào ung thư vú. Tình trạng đủ vitamin D có liên quan đến giảm nguy cơ phát triển ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt.

    Hậu quả của việc thiếu hụt Vitamin D?

    ***Còi xương, loãng xương và dễ gãy xương.

    *** Giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Mức vitamin D thấp có liên quan đến sự gia tăng các cytokine gây viêm và tăng đáng kể nguy cơ viêm phổi và nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus. 

    Các nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D trên thực tế có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của SAR-CoV2 đối với viêm phổi / ARDS ( hội chứng suy hô hấp tiến triển ). Những người được cho là có nồng độ vitmamin D trong máu thấp thì sẽ dễ mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng cao hơn so với những người có nồng độ cao, tuy nhiên việc bổ sung viamin D với liều lớn liên tục không những không đem lại lợi ích tăng miễn dịch của cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ ngộ độc vitamin D

    ***Co giật (tetani), kích thích thần kinh, cơ nhão, chậm phát triển vận động…,gia tăng các bệnh lí không lây ở người lớn như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, ung thư…Vì vitamin D liên quan mật thiết đến quá trình hấp thu cũng như chuyển hóa của canxi nên khi thiếu vitamin D sẽ có những biểu hiện đầu tiên liên quan đến rối loạn canxi có thể dẫn tới các bệnh lý được đề cập.

    Đối tượng dễ thiếu vitamin D

    ***Trẻ bú mẹ hoàn toàn, vì nồng độ vitamin D trong sữa mẹ rất thấp, không thể nào cung cấp đủ vitamin D cho trẻ.

    ***Người có làn da sậm màu, sống ở những vùng điều kiện thiếu sáng.

    ***Người thừa cân, béo phì, người ăn chay, tiểu đường, đang mắc các bệnh lý cần sử dụng những thuốc như corticoid, thuốc kháng siêu vi, kháng nấm, kháng động kinh…

    ***Người có bệnh lý mạn tính liên quan đến ống tiêu hóa như: Hội chứng kém hấp thu, xơ nang, viêm ruột mạn, bệnh gan mật, suy dinh dưỡng….

    Biểu hiện của việc thiếu vitamin D

    *** Ở trẻ em và trẻ sơ sinh

    - Thực tiễn cho thấy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có biểu hiện vặn mình thường xuyên khi cơ thể thiếu Vit D

    - Nhìn chung các triệu chứng của thiếu vitamin D ở trẻ khá mơ hồ và không đặc hiệu với các biểu hiện như còi xương, trường hợp nhẹ thì không có triệu chứng, nặng thì có các biểu hiện như đau xương, chậm phát triển vận động, tăng trưởng kém, trẻ nhỏ thóp rộng lâu đóng, khe khớp giữa các miễng xương sọ rộng và mềm, biến dạng xương (chân vòng kiềng, bướu trán hai bên…)

    ***Ở người trưởng thành

    - Hay gặp là loãng xương với biểu hiện là tình trạng đau xương, đau cơ và xương dễ gãy. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như cảm giác yếu cơ, mềm nhão, đôi khi giật cơ, hạ huyết áp, thở rít, khò khè, tăng phản xạ gân xương

    - Chẩn đoán thiếu vitamin D có thể thực hiện bằng cách đo nồng độ vitamin D trong máu.

    Bổ sung bằng cách nào? Nhu cầu mỗi ngày? Dấu hiệu ngộ độc

    ***Tắm nắng

    Những năm gần đây vai trò tắm nắng giúp trẻ lấy đủ vitamin D đã thay đổi. Trước đây phụ huynh thường có xu hướng cho trẻ con tắm nắng vào sáng sớm để hấp thu vitamin D nhưng trên thực tế vào khoảng thời gian này làn da của chúng ta chỉ tiếp cận được tia UVA và gần như rất ít tia UVB – đóng vai trò trong việc tổng hợp vitamin D. Tia UVB mạnh nhất là từ 2h đến 10h, tuy nhiên việc tiếp xúc nhiều với tia UVB đã được chứng minh làm tăng nguy cơ gây ung thư da. Do đó Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kì (AAP) khuyến cáo không để trẻ dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì vậy tắm nắng không phải là phương pháp hữu hiệu để tổng hợp vitamin D.

    ***Thực phẩm tự nhiên

    Nguồn vitamin D trong thực phẩm chủ yếu đến từ gan, mỡ các loài cá nhiều dầu như: cá hồi, cá thu, cá chích…nội tạng động vật, lòng đỏ trứng vẫn có nhưng không nhiều

    Ngoài ra vitamin D còn được bổ sung thông qua sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, bánh mì hoặc đơn giản hơn từ thực phẩm chức năng đa dạng từ dạng xịt định liều cho đến dạng nhỏ giọt, siro như Pedia D-vite Drops, Vitamin D brauer, Aquadetrim, dạng viên được phối hợp với canxi trong nhiều chế phẩm.

    Việc bổ sung thông qua thức ăn tự nhiên hầu như không thể nào cung cấp đủ vitamin theo nhu cầu mỗi ngày vì vitamin D cũng có trong  động vật nhưng với lượng rất ít. Hiện tại thì thực phẩm bổ sung- thuốc  là phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để cung cấp vitamin D.

    Vì mỗi ngày chúng ta đều cần D, đặc biệt người già, phụ nữ có thai, cho con bú nhu cầu còn cao hơn, vì vậy nếu chế dộ ăn không đảm bảo đầy đủ vitamin D thì việc bổ sung vitamin D từ bên ngoài hầu như là suốt cuộc đời.

    Với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc hỗn hợp, dùng vitamin D cho tới khi nào cai hẳn sữa mẹ và sữa mẹ được thay thế bằng thực phẩm khác có chứa đủ lượng D theo nhu cầu của trẻ, chẳng hạn sữa công thức (1 lít có 400 IU vitamin D3), sữa tươi, thực phẩm làm giàu vitamin D…

    Liều dùng tùy theo độ tuổi

    Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 400IU/ngày

    Trẻ 1- 18 tuổi: 600 - 800IU/ngày

    Trên 18 tuổi: 600 - 800 IU/ngày

    Đây là liều dự phòng an toàn, mức tối đa quy định còn tùy thuộc vào từng độ tuổi. Vì bản chất là một vitamin tan trong dầu nên khi ngộ độc vitamin D sẽ nguy hiểm vì không thể đào thải qua đường tiểu hay mồ hôi mà tích lũy trong cơ thể, biểu hiện quá liều như chán ăn, táo bón, đau đầu, buồn nôn, kích thích thần kinh trung, trường hợp nặng còn gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, khó thở, co giật.

    Hiệu quả của việc bổ sung vitamin D trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính đã được chứng minh rõ ràng nhất khi sử dụng liều thấp hàng ngày thay vì sử dụng liều lượng lớn bolus (liều nạp)

    D3-K2 có tốt hơn D3?

    Vitamin K2 có vai trò quan trọng trong quá trình khoáng hóa xương cũng như các bệnh lý tim mạch, thận. Tuy nhiên vitamin K có trong thức ăn và vi khuẩn chí đường ruột có khả năng tổng hợp vitamin này cho cơ thể. D3K2 sẽ tốt hơn D3 đối với những đối tượng:

    Dùng kháng sinh nhiều làm tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn chí đường ruột

    Mắc các bệnh liên quan đến hấp thu chất béo: bệnh gan mật, tắt ruột, teo đường mật....

    Chế độ ăn thiếu chất béo

    VITAMIN C

    Vitamin C là gì? Vai trò?

    Vitamin C hay acid ascorbic là một viatmin tan trong nước, nó tồn tại ở dạng khử (ascorbat) và oxy hóa dưới dạng acid dehydroascorbic, hai dạng này dễ dàng chuyển đổi lẫn nhau và có hoạt tính sinh học, do đó nó hoạt động như một chất chống oxy hóa quan trọng.

    Hầu hết các loài thực vật và động vật đều có khả năng tổng hợp vitamin C từ glucose và galactose thông qua con đường axit uronic nhưng con người và các loài linh trưởng khác không thể làm như vậy vì thiếu enzym gluconolactone oxidase cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp.

    Vai trò của vitamin C

    Tổng hợp collagen – chiếm khoảng 1/3 tổng lượng protein của cơ thể,  cấu thành protein chính của da, xương, răng, sụn, gân, mạch máu, van tim, đĩa đệm, giác mạc, thủy tinh thể mắt. Chính vì vậy vitamin C có vai trò trong sức khỏe xương khớp, hỗ trợ cho các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp cũng như thúc đẩy khả năng chữa lành vết thương

    Khả năng miễn dịch

    Tác dụng có lợi được biết đến rộng rãi  nhất của vitamin C là tăng cường sức đề kháng trong việc ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của cảm lạnh thông thường, cải thiện các thành phần của hệ thống miễn dịch, hỗ trợ hoạt động kháng khuẩn, kích thích tế bào tiêu diệt tự nhiên, ngoài ra nó còn làm giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng dị ứng.

    Đối với tim mạch

    Vitamin C được cho rằng có thể làm giảm quá trình peroxid hóa và oxy hóa LDL-cholesterol có liên quan đến sự phát triển của xơ vữa động mạch. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm bền thành mạch thông qua việc tham gia tổng hợp collagen và ngăn ngừa sự kết dính của các tế bào bạch cầu vào các động mạch khi mạch máu bị tổn thương.

    Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cholesterol thành axit mật và do đó làm giảm mức cholesterol trong máu.

    Vitamin C và bệnh tiểu đường, ung thư

    Phần lớn các vai trò của vitamin C đối với bệnh tiểu đường đến từ tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự suy giảm chức năng nội mô mạch mạch máu do tăng đường huyết, từ đó giảm biến chứng trên mạch máu do tiểu đường gây ra.

    Một số cơ chế được đề xuất cho thấy sự tham gia của vitamin C trong điều trị và phòng ngừa ung thư là: tăng cường hệ thống miễn dịch; ngăn chặn sự di căn bằng cách ức chế các enzym; điều chỉnh sự thiếu hụt vitamin C thường liên quan đến bệnh nhân ung thư; làm lành vết thương ở bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật; tăng cường hiệu quả, giảm độc tính của hóa trị liệu; ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do và vô hiệu hóa một số chất gây ung thư.

    Thiếu vitamin C gây ra hậu quả gì? Đối tượng thiếu?

    Từ vai trò quan trọng của vitamin C có thể hình dung ra được việc thiếu vitamin này sẽ dẫn đến các bệnh như còi xương, vết thương lâu lành, bệnh Scorbut với các biểu hiện như xuất huyết quanh nang lông, răng lung lay, viêm miệng lợi, gia tăng các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch như viêm đường hô hấp, góp phần gia tăng các bệnh lý về tim mạch, ung thư..

    Thiếu hụt vitamin C chủ yếu do chế độ ăn uống kém, một số yếu tố nguy cơ như hút thuốc, mang thai, di truyền, tập thể dục gắng sức và các tình trạng lâm sàng liên quan đến hội chứng chuyển hóa, chẳng hạn như tăng huyết áp , tiểu đường, béo phì.

    Bổ sung bằng cách nào? Nhu cầu mỗi ngày

    Nguồn bổ sung

    Trái cây và rau quả là những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, 90% lượng tiêu thụ hàng ngày trong dân số nói chung đến từ những nguồn này. Trái cây họ cam quýt, kiwi, xoài và các loại rau như bông cải xanh, cà chua và ớt đều là những nguồn giàu vitamin C.

    Vì vitamin C bị phân hủy khi đun nóng và trong quá trình bảo quản nên có thể cân nhắc bổ sung hàm lượng thấp mỗi ngày nếu quá trình chế biến không đảm bảo

    Nhu cầu mỗi ngày

    Được thiết lập bởi viện y học Hoa Kỳ là 75mg với nữ giới và 90mg đối với nam giới.

    Trong các đợt cấp của viêm đường hô hấp cần phải tăng sức đề kháng thì hàm lượng vitamin C được khuyến cáo là 1g/ ngày vào buổi sáng để hỗ trợ làm giảm triệu chứng cũng như rút ngắn thời gian bị bệnh.

    Vì là một vitamin tan trong nước, được đào thải qua đường tiểu nên việc sử dụng liều cao dẫn đến ngộ độc ít khi xảy ra, tuy nhiên nếu sử dụng liên tục liều cao 2g/ngày có thể dẫn đến các biểu hiện như tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, có thể gây sạn thận, đặc biệt đối với những người có chức năng thận kém.

    Vitamin C còn có tác dụng tăng cường hấp thu sắt non-hem( sắt có nguồn gốc từ thực vật) khi được tiêu thụ cùng một lúc, chính vì vậy nếu bổ sung sắt, bạn nên bổ sung cùng với nước cam để tăng cường hiệu quả hấp thu. Ngược lại đối với những người bị Thalassemia ( bệnh tan máu bẩm sinh dẫn đến ứ đọng quá nhiều sắt trong cơ thể) thì nên tránh sử dụng các thực phẩm có chứa sắt cũng như các chất làm tăng hấp thu sắt như vitamin C.

    Bài viết khác

    STERIMAR: GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO MỘT HỆ HÔ HẤP  SẠCH VÀ KHOẺ MẠNH

    STERIMAR: GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO MỘT HỆ HÔ HẤP SẠCH VÀ KHOẺ MẠNH

    Ngày đăng: 10/04/2024 09:31 AM

    Sterimar, một thương hiệu đến từ Pháp, với hơn 45 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mũi, không chỉ là một cái tên, mà còn là một niềm tin của hàng triệu người trên khắp thế giới. Sterimar hiện đang phân phối tại hơn 80 quốc gia, được các bác sĩ gia đình và chuyên gia y tế khuyên dùng.

    BẢO VỆ SỨC KHOẺ TRƯỚC THỜI ĐIỂM GIAO MÙA

    BẢO VỆ SỨC KHOẺ TRƯỚC THỜI ĐIỂM GIAO MÙA

    Ngày đăng: 10/04/2024 09:00 AM

    Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột vào thời điểm giao mùa sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của con người

    ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI BỆNH DẠI

    ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI BỆNH DẠI

    Ngày đăng: 02/04/2024 09:08 PM

    Dại là một căn bệnh đầy nguy hiểm, gây ra bởi một loại virus và có thể gây tử vong. Hiểu biết về dại và cách phòng tránh nó là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong các khu vực có nguy cơ cao.

    DỊCH CÚM A H5/N1

    DỊCH CÚM A H5/N1

    Ngày đăng: 02/04/2024 08:34 PM

    H5N1 là một phân nhóm virus cúm A (Influenza A virus), thường xuất hiện và lây truyền giữa các loài chim, gia cầm, động vật khác và lây sang người

    MỖI NGƯỜI CẦN UỐNG 2 LÍT NƯỚC MỖI NGÀY LÀ ĐÚNG HAY SAI? ĐI TIỂU NHIỀU LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH LÝ NÀO?

    MỖI NGƯỜI CẦN UỐNG 2 LÍT NƯỚC MỖI NGÀY LÀ ĐÚNG HAY SAI? ĐI TIỂU NHIỀU LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH LÝ NÀO?

    Ngày đăng: 07/03/2024 10:58 AM

    Trường hợp nếu đi tiểu quá 8 lần trong một ngày và lượng nước tiểu mỗi lần ít hơn 300ml sẽ được gọi là tiểu nhiều. Nếu bạn dung nạp nước vào cơ thể nhiều thì có thể xem đây là biểu hiện bình thường.

    SỬ DỤNG MÁY LẠNH NHIỀU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ TRONG THỜI TIẾT NẮNG NÓNG ĐỈNH ĐIỂM

    SỬ DỤNG MÁY LẠNH NHIỀU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ TRONG THỜI TIẾT NẮNG NÓNG ĐỈNH ĐIỂM

    Ngày đăng: 07/03/2024 10:02 AM

    Ở trong môi trường có máy điều hòa không khí sẽ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái nhưng như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta hay không? Hãy cùng nhau xem hết bài để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé.

    SỐNG THOÁNG – NGUY CƠ TIỀM ẨN CÁC BỆNH  LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

    SỐNG THOÁNG – NGUY CƠ TIỀM ẨN CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

    Ngày đăng: 20/02/2024 08:39 PM

    “Sống thoáng” một thuật ngữ không còn xa lạ đối với giới trẻ ngày nay. Khi xã hội ngày càng phát triển, văn hóa phương tây cũng du nhập vào Việt Nam nhiều trong đó có “sống thoáng”.

    CON DAO 2 LƯỠI MANG TÊN THUỐC TRÁNH THAI

    CON DAO 2 LƯỠI MANG TÊN THUỐC TRÁNH THAI

    Ngày đăng: 20/02/2024 08:23 PM

    Thuốc tránh thai nội tiết đường uống là loại thuốc có chứa hormone sinh dục nữ được dùng bằng đường uống để ngăn ngừa mang thai.

    CÁC CĂN BỆNH DỄ MẮC PHẢI DỊP TẾT ĐẾN - CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGÀY TẾT

    CÁC CĂN BỆNH DỄ MẮC PHẢI DỊP TẾT ĐẾN - CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGÀY TẾT

    Ngày đăng: 16/01/2024 04:46 PM

    Thời điểm năm hết, Tết đến thường xuyên có những bữa tất niên, ăn nhậu không điều độ, không đúng giờ và đây cũng là dịp dễ nạp vào cơ thể những chất có hại cho dạ dày như chua, cay, rượu...

    THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CÓ AN TOÀN HƠN THUỐC LÁ TRUYỀN THỐNG? NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ?

    THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CÓ AN TOÀN HƠN THUỐC LÁ TRUYỀN THỐNG? NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ?

    Ngày đăng: 16/01/2024 04:01 PM

    Thuốc lá điện tử rất phổ biến trong những năm trở lại đây, sản phẩm này còn có nhiều tên gọi khác như E-cigs, pod mod, vapes, là một thiết bị điện tử cầm tay sử dụng pin để làm nóng dung dịch phía trong, cho phép hít nicotin ở dạng hơi chứ không phải dạng khói...
    Liên hệ
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập chủ đề
    Vui lòng nhập nội dung

    SỨC KHỎE LÀ VÀNG

     

    Luôn nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, tạo dựng môi trường thân thiện, nuôi dưỡng nhiệt tâm để luôn bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả khách hàng

     

    Chính Sách

    - Hướng dẫn mua hàng và thanh toán

    - Chính sách bảo mật thông tin

    Thông tin liên hệ

    Văn phòng: 1416/17/19 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, TP.HCM
    ĐT: (028) 3991 6789
     Trụ sở - Nhà thuốc - CN1
    19 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 3535 1618
    Nhà thuốc - CN2
    104 Cao Thắng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8104
    Nhà thuốc - CN3
    17 Lê Thị Hồng, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM
    ĐT: (028) 6686 8103

    Nhà thuốc - CN4
    25B Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

    ĐT: (028) 6686 8102

     

    Mạng xã hội:

    Fanpage

    DMCA.com Protection Status

    Đăng ký nhận tin

    Hãy để lại thông tin của bạn để có thể nhận thông tin sớm nhất từ chúng tôi

    Copyright © 2020 GoldenMouse. Design NiNa Co.,Ltd
    SMS
    Bản đồ
    Zalo
    Hotline