MÙI CƠ THỂ: GƯƠNG PHẢN CHIẾU SỨC KHOẺ CỦA BẠN

0888586369
MÙI CƠ THỂ: GƯƠNG PHẢN CHIẾU SỨC KHOẺ CỦA BẠN
Ngày đăng: 19/09/2024 08:59 AM

    MÙI CƠ THỂ TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ SỨC KHỎE CỦA BẠN

    Khi cơ thể tỏa ra mùi hương mà người khác có thể cảm thấy khó chịu, đó được gọi là mùi cơ thể, đôi khi mùi cơ thể có thể là mùi khá dễ chịu và là điểm đặc trưng để nhận diện một cá nhân nào đó. Tuy nhiên, thật bất ngờ là mùi cơ thể riêng biệt của mỗi người có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, giới tính, sức khỏe và thuốc.

    Cùng tìm hiểu xem vì sao cơ thể có mùi “lạ” và có phải đơn thuần “thủ phạm” là mồ hôi tăng tiết quá nhiều hay không?

    Câu trả lời là mồ hôi bản thân nó “vô tội”, bản chất mồ hôi của chúng ta nếu ở một trạng thái bình thường là không mùi, trừ khi chúng ta uống hoặc ăn hoặc dung nạp vào cơ thể những sản phẩm mà chất thải của nó được đào thảo qua tuyến mồ hôi kèm theo mùi đặc trưng của sản phẩm đó và còn tuỳ thuộc vào chuyển hoá của mỗi cơ thể với các nguồn từ bên ngoài.

    Vậy thủ phạm chính là gì? Có một vài tác động có thể kể đến như sau:

    - Vi khuẩn trên da: Mùi cơ thể chủ yếu là do vi khuẩn sống trên da của chúng ta khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da, trải qua phản ứng hóa học dẫn đến việc sản xuất các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Mùi cơ thể thường trở nên rõ ràng hơn nếu con người không thực hiện các biện pháp chăm sóc cơ thể khi đến tuổi dậy thì hoặc những người béo phì, những người thường xuyên ăn thức ăn cay, cũng như những người mắc một số bệnh như tiểu đường. Mùi cơ thể thường xuất hiện ở các vị trí của cơ thể như: Háng, nách, bộ phận sinh dục, đôi chân, lông mu và lông khác, lỗ rốn, hậu môn, sau tai và phần còn lại của da.

    - Thay đổi nội tiết tố: Sự dao động nội tiết tố cũng có thể đóng một vai trò trong mùi cơ thể. Ví dụ, ở tuổi dậy thì, sự gia tăng hormone kích thích tuyến mồ hôi, dẫn đến đổ mồ hôi nhiều hơn và có mùi tiềm ẩn. Tương tự, sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi và mùi cơ thể.

     

     

     - Một số loại thực phẩm: Các loại thực phẩm bạn ăn có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể của bạn. Thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành tây và gia vị như cà ri có thể được bài tiết qua mồ hôi, gây ra mùi. Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể làm thay đổi độ pH của mồ hôi của bạn, làm cho nó hấp dẫn hơn đối với vi khuẩn và tăng khả năng mùi cơ thể.

     

     

    Một số mùi cơ thể có thể giúp cảnh báo những bệnh lý mà chúng ta đang gặp phải:

    • Nước tiểu có mùi siro ngọt: Ở người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa protein, mùi nước tiểu, mồ hôi hoặc ráy tai có mùi đặc trưng như siro. (Có thể tử vong đối với trẻ sơ sinh và xuất hiện các triệu chứng đối với trẻ em và người trưởng thành như tiêu chảy, ảo giác không kiểm soát được hành vi, giảm cân).
    • Hơi thở có mùi aceton hoặc trái cây: Người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường type 1 có biến chứng DKA (là một biến chứng cấp tính nghiêm trọng của đái tháo đường đặc trưng bởi tăng glucose máu, toan chuyển hóa, tăng ceton máu), cơ thể thiếu insulin nên không thể chuyển hóa thành năng lượng và phải phân hủy các acid tạo ra thể ceton.
    • Cơ thể phát ra mùi tỏi: Dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thạch tín. Các triệu chứng ngộ độc thạch tín đặc trưng như nôn, đau bụng, tiêu chảy ra máu và cuối cùng là tử vong. Và một trong số đó các bác sĩ cũng phát hiện ra mùi tỏi tỏa ra từ cơ thể cũng là một trong những triệu chứng của bệnh nhân ngộ độc thạch tín.
    • Đường tiết niệu thường có mùi mốc: Trẻ mắc bệnh PKU – rối loạn tích tụ phenylalanin, một acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được nhưng có sẵn trong thức ăn. Các triệu chứng thường gặp: Co giật, buồn nôn, nôn, da và tóc nhạt màu hơn so với những người trong gia đình, hành vi hung hăng tự gây thương tích, tăng động và có thể có triệu chứng tâm thần. Những trẻ mắc bệnh này thường nước tiểu có mùi mốc hoặc mùi hôi nồng như chuột. Nước tiểu có mùi nồng có thể là biểu hiện của chức năng lọc của cầu thận kém.
    • Mùi như bánh mì mới nướng: Biểu hiện của bệnh sốt thương hàn (bệnh nhiễm trùng) do vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra, thường có các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau bụng, táo bón và phát ban.
    • Mùi tanh: Bệnh nhân mắc hội chứng mùi cá (Trimethylsminuria) do rối loạn chuyển hoá gây ra.

     

    • Huyết trắng có mùi ở nữ giới: Là dấu hiệu bệnh lý viêm nhiễm.

    Điều quan trọng cần lưu ý là trong khi mùi cơ thể là một sự xuất hiện tự nhiên, mùi quá mức hoặc dai dẳng có thể chỉ ra một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các tình trạng gây ra mùi như: Bệnh lý tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan có thể chuyển biến xấu. Trường hợp Bạn lo lắng về mùi cơ thể của mình, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được đánh giá và hướng dẫn thêm.

    Sức khoẻ là tài sản quý giá nhất, hãy theo dõi, quan tâm và chăm sóc để bảo vệ nguồn vàng của bản thân và người thân. Cám ơn Bạn đã quan tâm bài viết của Golden Mouse.

    Người viết nội dung: Dược sỹ Đại học Huỳnh Kim Thoa 

     

     

    Bài viết khác

    ĂN THUẦN CHAY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ HAY KHÔNG? ĂN NHƯ THẾ NÀO CHO KHOA HỌC?

    ĂN THUẦN CHAY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ HAY KHÔNG? ĂN NHƯ THẾ NÀO CHO KHOA HỌC?

    Ngày đăng: 05/10/2023 03:22 PM

    Chế độ ăn chay được chứng minh có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, tăng cường sức khỏe tim mạch và tiêu hóa.

     VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM (TUỔI HỌC ĐƯỜNG)

    VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM (TUỔI HỌC ĐƯỜNG)

    Ngày đăng: 02/10/2023 03:52 PM

    Ai cũng có nguy cơ bị cong vẹo cột sống, tuy nhiên tuổi học đường (học sinh) lại là đối tượng dễ bị cong vẹo cột sống tấn công.

    ÁNH SÁNG XANH CHỈ MANG LẠI TÁC HẠI?

    ÁNH SÁNG XANH CHỈ MANG LẠI TÁC HẠI?

    Ngày đăng: 17/08/2023 03:47 PM

    Ánh sáng xanh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đồng hành cùng chúng ta thông qua các thiết bị điện tử và ánh sáng tự nhiên.

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI MÙA TỰU TRƯỜNG QUAY TRỞ LẠI

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI MÙA TỰU TRƯỜNG QUAY TRỞ LẠI

    Ngày đăng: 17/08/2023 09:58 AM

    Mùa tựu trường không chỉ là khoảnh khắc đánh dấu sự bắt đầu của một hành trình học tập mới mẻ, mà còn đồng nghĩa với nhiều thách thức và cơ hội cần đối mặt. Để thực sự tận dụng tối đa các khả năng phát triển của trẻ trong thời gian quan trọng này, việc cân nhắc về chế độ dinh dưỡng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

    "LIỀU THUỐC" NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI OVERTHINKING?

    "LIỀU THUỐC" NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI OVERTHINKING?

    Ngày đăng: 14/07/2023 09:49 AM

    "Overthinking" - một khía cạnh tâm lý mà chúng ta thường đối mặt, trạng thái tâm lý khiến chúng ta mất phương hướng và rơi vào vòng xoáy suy nghĩ vô tận không cần thiết.

    THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH Ở TRẺ NHỎ - HỆ LUỴ KÉO THEO

    THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH Ở TRẺ NHỎ - HỆ LUỴ KÉO THEO

    Ngày đăng: 20/06/2023 10:24 AM

    Thói quen ăn uống không lành mạnh của trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng lo ngại.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐC NHIỆT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐC NHIỆT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    Ngày đăng: 20/06/2023 08:22 AM

    Sốc nhiệt là tình trạng cơ thể bị quá nhiệt do tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao và không thể giải nhiệt đủ.

    TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

    TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

    Ngày đăng: 21/03/2023 02:31 PM

    Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm do virus họ Enterovirus gây ra. Đây là một bệnh lý phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể lây lan rất nhanh trong trường học, nhà trẻ hoặc cộng đồng.

    THÓI QUEN THỨC KHUYA VÀ TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG

    THÓI QUEN THỨC KHUYA VÀ TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG

    Ngày đăng: 21/03/2023 01:27 PM

    Thói quen thức khuya đã không còn xa lạ với mọi người đặc biệt là những người trẻ trong xã hội hiện đại như ngày nay.

    CÁC CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA DÂN VĂN PHÒNG - DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

    CÁC CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA DÂN VĂN PHÒNG - DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

    Ngày đăng: 24/02/2023 04:50 PM

    Cùng Golden Mouse tìm hiểu các căn bệnh thường gặp phải ở giới văn phòng, dấu hiệu và cách phòng ngừa
    Liên hệ
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập chủ đề
    Vui lòng nhập nội dung

    SỨC KHỎE LÀ VÀNG

    Luôn nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, tạo dựng môi trường thân thiện, nuôi dưỡng nhiệt tâm để luôn bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả khách hàng.

     

    Chính Sách

    - Hướng dẫn mua hàng và thanh toán

    - Chính sách bảo mật thông tin

    Thông tin liên hệ

    Văn phòng: 1416/17/19 Lê Đức Thọ, phường An Hội Tây, TP. Hồ Chí Minh
    ĐT: (028) 3991 6789
    Trụ sở - Nhà thuốc - CN1
    19 Đặng Văn Ngữ, phường Phú Nhuận,
    TP. Hồ Chí Minh
    ĐT: (028) 3535 1618 - 0942 795 891

    Nhà thuốc - CN2
    104 Cao Thắng, phường Phú Nhuận,
    TP. Hồ Chí Minh
    ĐT: (028) 6686 8104 - 0942 738 892
    Nhà thuốc - CN3
    17 Lê Thị Hồng, phường Gò Vấp,
    TP. Hồ Chí Minh
    ĐT: (028) 6686 8103 - 
    0942 748 893

    Mạng xã hội:

    Fanpage

    DMCA.com Protection Status

    Đăng ký nhận tin

    Hãy để lại thông tin của bạn để có thể nhận thông tin sớm nhất từ chúng tôi

    Copyright © 2020 GoldenMouse. Design NiNa Co.,Ltd
    SMS
    Bản đồ
    Zalo
    Hotline